Từng được giao cho Tổng Công ty chè Việt Nam, dự án khách sạn 3 sao nằm trên vùng đắc địa Trần Khát Chân đang được ai sở hữu?
Trước khi tiến hành cổ phần hóa, Tổng công ty Chè Việt Nam đã hoàn tất chuyển nhượng dự án Indochine Ha Noi Trần Khát Chân cho một vị doanh nhân còn khá "bí ẩn".
Theo nguồn tin từ Báo Công an Nhân dân, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an hiện đang điều tra vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè Việt Nam - CTCP và các đơn vị, tổ chức có liên quan.
Cụ thể, quá trình mở rộng điều tra, ngày 5/1, Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiếp tục ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với Đặng Ngọc Cầm và Nguyễn Quốc Khánh đều là Thành viên HĐTV Tổng Công ty Chè Việt Nam vì có hành vi ký các Nghị quyết của công ty liên quan đến quyền sử dụng khu đất 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3, TP. HCM) không thông qua đấu giá công khai theo quy định, gây thiệt hại tài sản của nhà nước.
Hai bị can Đặng Ngọc Cầm (bên trái) và Nguyễn Quốc Khánh (bên phải).
Trong thông cáo phát đi liên quan đến việc này, Tổng Công ty Chè Việt Nam - CTCP cho biết, nội dung liên quan đến sai phạm của 3 cá nhân thuộc công ty về việc thoái vốn tại khu đất 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa do C03 cung cấp đều diễn ra trong giai đoạn trước cổ phần hóa với tư cách là các thành viên của HĐTV Tổng Công ty Chè Việt Nam - Công ty TNHH MTV (thuộc Bộ NN&PTNT).
Tổng Công ty Chè Việt Nam - CTCP khẳng định các hành vi sai phạm của 3 cá nhân được nêu trên đều được thực hiện với tư cách là các thành viên HĐTV của Tổng Công ty Chè Việt Nam - Công ty TNHH MTV thuộc Bộ NN&PTNT (doanh nghiệp nhà nước trước cổ phần hóa).
Tổng Công ty Chè Việt Nam - CTCP tiền thân là doanh nghiệp nhà nước với tên gọi là Tổng Công ty Chè Việt Nam - Công ty TNHH MTV thuộc Bộ NN&PTNT được cổ phần hóa theo Quyết định số 864/QĐ-TTg ngày 16/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 17/12/2015, Tổng Công ty Chè Việt Nam - CTCP chính thức được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
Ngoài khu đất 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, trước cổ phần hóa, Tổng Công ty Chè Việt Nam cũng từng có nhiều "ồn ào" tại nhiều lô đất khác.
Ví dụ điển hình là khu "đất vàng" 1.500m2 phố Trần Khát Chân (Hai Bà Trưng, Hà Nội) từng thuộc quản lý của Tổng công ty Chè cũng "về tay" tư nhân.
Về nguồn gốc khu đất này, năm 1996, UBND TP. Hà Nội đã có quyết định thu hồi 1.500m2 đất tại đường Trần Khát Chân do Hợp tác xã Nông nghiệp Đồng Thanh quản lý sử dụng để giao cho Tổng Công ty Chè Việt Nam thực hiện dự án khách sạn 3 sao Indochine Ha Noi với mức đầu tư 10,2 triệu USD.
Thực trạng của khu "đất vàng" 1.500m2 được giao để Tổng Công ty chè Việt Nam xây dựng
Để thực hiện dự án, doanh nghiệp này đã tiến hành liên danh cùng Tập đoàn bất động sản Mulpha Haute Couture (Malaysia) để xây dựng khách sạn Indochine Ha Noi, cao 18 tầng tiêu chuẩn 3 sao và một trung tâm đấu giá chè quốc tế trên lô đất 1.500m2.
Tuy nhiên, trước khi tiến hành cổ phần hóa, Tổng công ty Chè Việt Nam đã chuyển nhượng cổ phần tại dự án Indochine Ha Noi Trần Khát Chân cho CTCP Sông Châu (Công ty Sông Châu).
Trích báo cáo tài chính năm 2015 của Tổng Công ty chè Việt Nam
Giá trị thương vụ không được công bố. Theo BCTC kiểm toán năm 2015 của Tổng Công ty Chè Việt Nam, tính đến ngày 17/12/2015, doanh nghiệp này ghi nhận khoản phải thu 6 tỷ đồng tại Công ty Sông Châu.
CTCP Sông Châu có trụ sở chính tại Hà Nam. Hiên nay, công ty này có vốn điều lệ 30 tỷ đồng do ông Cao Minh Sơn làm Chủ tịch HĐQT.
Tại Hà Nam, Công ty cổ phần Sông Châu từng liên danh với Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Đất Việt để thực hiện dự án Khu đô thị Sông Châu.
Dự án này được xây dựng bên bờ sông Châu Giang, trên trục đường tỉnh lộ 491, ở cửa ngõ thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, cách thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) 14 km. Khu đô thị nằm ở vị trí trung tâm về địa giới giữa 4 thành phố trong khu vực là TP. Phủ Lý, TP. Nam Định, TP. Thái Bình và TP. Hưng Yên.
Điểm đáng chú ý, CTCP Sông Châu và CTCP Đầu tư Tài chính Đất Việt đều thuộc sở hữu của ông Cao Minh Sơn.
Ông Cao Minh Sơn hiện đang sở hữu rất nhiều doanh nghiệp có vốn điều lệ lên đến cả nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, ông cũng là chủ một doanh nghiệp được TP. Hà Nội giao làm chủ đầu tư, lập và triển khai Dự án tổ hợp văn phòng làm việc, trung tâm thương mại trên lô đất vàng Zone 9 (Khu đất số 9 Trần Thánh Tông).
Quốc Chiến
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.