Dữ liệu cũ
Thứ tư, 11/07/2018, 22:49 PM

Tranh của nhà danh họa Picasso “ám” giới đại gia Trung Quốc

(NTD) - Pablo Picasso - thiên tài người Tây Ban Nha từ lâu đã được yêu chuộng tại khắp phương Đông, và sự đam mê của công chúng với những triển lãm hấp dẫn chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt. Du khách châu Á đổ xô tới các bảo tàng phương Tây để trầm trồ thán phục những tác phẩm nghệ thuật theo trường phái lập thể của nhà danh họa bậc thầy. Picasso là hiện thân đỉnh cao của tự do sáng tạo.

Từ đầu thập niên 2010 tới nay, những bức tranh trị giá hàng triệu USD của Picasso đã trở thành một trong những tài sản đáng mơ ước nhất trong giới sưu tầm lắm tiền của ở châu Á - nơi mà danh tiếng của nhiều họa sĩ phương Tây khác không thể nào bì kịp được với ông. Theo các nhà phê bình viết trên báo chí Trung Quốc ngày 11/7, Picasso đơn thuần là đại diện cho toàn bộ nền nghệ thuật phương Tây tại châu Á.

“Tranh không giống ai!”

Các nhà sưu tập ở khu vực châu Á, mà dẫn đầu là tầng lớp siêu giàu Trung Quốc và các đại gia từ HongKong, Đài Loan (Trung Quốc), tỏ ra đặc biệt yêu thích tác phẩm của Picasso, nhất là những bức tranh được đánh giá có giá trị cao nhất trong vài năm vừa qua.

Bức Femme assise, robe bleue (Phụ nữ ngồi mặc áo choàng xanh) vẽ từ năm 1939 đã được bán trong một phiên đấu giá của nhà Christie's ở New York với giá 45 triệu USD vào năm 2017.

ChinaPicasso3
Một triển lãm của Sotheby’s ở HongKong trưng bày những tác phẩm của Picasso như  bức Maya With The Boat (Maya với chiếc thuyền - 1938) kề bên tranh của George Condo (Ảnh: Sotheby’s) 

Một người khác mua bức Buste de femme (Femme à la résille - Bầu ngực phụ nữ/Người phụ nữ đội lưới tóc - 1938) với giá 67,4 triệu USD trong phiên đấu giá của nhà Christie's ở New York vào năm 2015. Trước đó, năm 2012, cũng trong phiên đấu giá này, tập đoàn Dalian Wanda ở Trung Quốc mua bức Claude et Paloma (1950) với giá 28,2 triệu USD.

Tiềm năng thị trường được xác nhận khi nhà đấu giá Sotheby's đưa bức tranh Juan-les-Pins (1924) của Picasso đến HongKong trong phiên đấu giá buổi tối lần đầu tiên vào ngày 31/3.

Sự kiện trùng với cuộc trưng bày và bán tranh của nhà đấu giá với chủ đề Face-Off: Picasso/Condo (Lộ Diện: Picasso/Condo). Tại đây, 20 bức tranh của Picasso được đặt cạnh tác phẩm của họa sĩ George Condo, và là cuộc trưng bày tác phẩm của Picasso lớn nhất trong thành phố kể từ sau đợt triển lãm lưu động hồi năm 2012.

Khi đó, bộ sưu tập từ Bảo tàng Quốc gia Paris về Picasso đã được trưng bày ở Bảo tàng Di sản HongKong, sau đó tới Thượng Hải và Thành Đô. Bảy trong số tác phẩm của Picasso trong triển lãm là mượn từ các bộ sưu tập cá nhân ở HongKong, Trung Hoa Đại lục và Đài Loan, trong đó có bức Femme à l'oiseau (Người phụ nữ ngồi với con chim -1939) của Quỹ Yageo ở Đài Loan, và bức Femme assise, robe bleue…

CHinaPicasso4
 Bức Busta de Femme (1960) được bán trong phiên đấu giá ở Nhật Bản năm 2005 với giá 1,6 triệu USD, và kể từ đó, giá liên tục tăng cao (Ảnh: Getty)

Các bức tranh chân dung lập thể của ông với màu sắc đậm nét của khuôn mặt bị biến dạng, cấu trúc tranh hỗn loạn, có vẻ rất ít tương đồng với quan điểm về cái đẹp trong nghệ thuật truyền thống châu Á. Nhưng tình yêu của người châu Á dành cho Picasso đã đạt tới mức si mê. Nhiều nhà phê bình và dư luận cho rằng “Tranh của Picasso không giống ai!”.

Đam mê tranh Picasso của giới sưu tập Trung Quốc

Jonathan Wong - Giám đốc Phòng tranh S|2 của nhà đấu giá Sotheby's tại HongKong, cho biết đam mê của giới sưu tập Trung Quốc khiến tranh của Picasso tăng giá chỉ mới xuất hiện từ ba đến 5 năm trước đây. Hiệu ứng thương hiệu từ tên của Picasso có thể là câu trả lời cho thị trường nghệ thuật.

Wong nói tranh chân dung khó vẽ của Picasso thể hiện Trung Quốc hiện đại, vì tranh chân dung đóng vai trò quan trọng trong nền nghệ thuật hiện đại và đương đại Trung Quốc, đặc biệt là từ năm 1949.

ChinaPicasso5
Họa sĩ đương đại George Condo với tác phẩm khá tương đồng tranh của Picasso đang tìm kiếm người mua tại châu Á: bức “Công chúa” được trưng bày tại triển lãm của Sotheby’s (Ảnh: Sotheby’s)

Theo Wong, "Họa sĩ ở Trung Hoa đại lục được học phải theo chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở trường học của Xô Viết, nơi tranh chân dung đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm của các nghệ sĩ Trung Quốc, từ Trần Dật Phi đến Trương Hiểu Cương".

“Nhưng đó không phải yếu tố duy nhất” - Wong nói. Người Trung Quốc trưởng thành với phong cách nghệ thuật đa chiều trong tranh phong cảnh truyền thống sẽ dễ cảm thụ tranh chân dung lập thể của Picasso hơn.

Trong nghiên cứu về hình ảnh đa chiều, Scott Vallance và Paul Calder từ Trường Tin học và Kỹ nghệ tại Đại học Flinders ở Nam Australia ghi nhận sự tương đồng giữa tranh phong cảnh Trung Hoa và tranh lập thể vì chúng được kết nối thông suốt với nhau.

Cơn sốt Châu Á

Giáo sư Tanaka cho biết sách về Picasso lần đầu được xuất bản tại Nhật trong thập niên 1920 và một trong những triển lãm nghệ thuật Phương Tây đầu tiên được thực hiện sau Thế chiến II là triển lãm tác phẩm của Picasso vào năm 1951.

Bảo tàng Picasso ở Barcelona lần đầu cho Nhật mượn bộ sưu tập 60 tác phẩm vào năm 1964 để tổ chức cuộc triển lãm về Picasso ở Bảo tàng Quốc gia về Nghệ thuật Hiện đại ở Tokyo và Kyoto, cũng như Bảo tàng Nghệ thuật tỉnh Nagoya.

ChinaPicasso6
Tranh của họa sĩ Tang Yin chịu ảnh hưởng tranh phong cảnh của Picasso như trong góc nhìn của ông về thị trấn bên sông Juan-les-Pins ở Pháp (Ảnh: Sotheby’s)

Nghệ thuật của Picasso cũng để lại dấu ấn tại Hàn Quốc. Hai năm 2013, 2014, Quỹ Picasso đưa triển lãm Picasso từ Malaga, Picasso Absolute đến Incheon, Seoul, Daegu và Suwon, trưng bày 226 tác phẩm của thiên tài hội họa Picasso.

Ảnh hưởng của hội họa Á châu

Các bức tranh đa chiều đã tồn tại sâu sắc trong nền nghệ thuật Trung Hoa nhiều thế kỷ, nhưng lại chỉ mới được giới thiệu đến nghệ thuật phương Tây qua những trào lưu như Lập thể do Picasso dẫn đầu, muộn hơn nhiều so với ở Trung Quốc.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi Picasso chịu ảnh hưởng từ Châu Á theo một cách nào đó. Ông tiếp xúc với nghệ thuật Châu Á có lẽ còn sớm hơn thời gặp gỡ với họa sĩ Trương Đại Thiên sau này.

Masayuki Tanaka - giáo sư lịch sử nghệ thuật tại Đại học Nghệ thuật Musashino ở Tokyo, Nhật Bản, cho biết Picasso đã kể với họa sĩ Nhật Taro Okamoto về sự kết nối của mình với Nghệ thuật Châu Á khi Okamoto tới thăm xưởng sáng tác của Picasso tại Vallauris vào đầu thập niên 1950.

ChinaPicasso2
Bức Busta de Femme (1960) được bán trong phiên đấu giá ở Nhật Bản năm 2005 với giá 1,6 triệu USD, và kể từ đó, giá liên tục tăng cao (Ảnh: Getty)

Okamoto cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Picasso, và một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông: Myth of Tomorrow (Truyền thuyết Ngày mai), là ứng tác của ông với tác phẩm Guernica (Chiến tranh) của Picasso - cả hai bức tranh đều thể hiện sự kinh hoàng mà chiến tranh gây ra…

Picasso lãng mạn

Sinh năm 1881, Picasso nổi tiếng không chỉ vì liên tục sáng tạo lại cách thể hiện nghệ thuật của mình trong nhiều giai đoạn khác nhau mà còn nổi tiếng về nhiều mối tình lãng mạn với phụ nữ.

Ông có bốn đứa con với ba người phụ nữ, gồm Olga Khokhlova và Françoise Gilot, hai người từng là vợ ông, và Marie-Therese Walter. Thiên tình sử của ông với nhiếp ảnh gia và họa sĩ Dora Maar cũng được người đời nhắc đến.

ChinaPicasso7
Picasso đã ảnh hưởng rất nhiều đến những họa sĩ ở châu Á như Taro Okamoto –người vẽ bức tranh tường lớn nhất thế giới năm 1969: “Thế giới ngày mai” (Ảnh: Getty)

Lối sống phóng khoáng của Picasso khá tương đồng với những học giả Trung Hoa cổ đại nổi tiếng như họa sĩ và nhà thơ Đường Dần (1470-1524) thời Minh -người nổi tiếng với tác phẩm thơ ca và tranh thủy mặc, có ba bà vợ. Họa sĩ Trung Quốc đương đại Trương Đại Thiên (1899-1983), đã từng gặp gỡ Picasso ở Nice (Pháp) năm 1956, cũng có tính cách tương tự. Ông cũng nổi tiếng vì nhiều mối tình và có đến bốn người vợ.

Nhưng ngoài những chi tiết lãng mạn trong tiểu sử, yếu tố mỹ học trong tranh của Picasso rất nổi tiếng với người Trung Quốc - nổi tiếng hơn rất nhiều so với những tên tuổi quan trọng khác trong hội họa phương Tây như Claude Monet và Vincent van Gogh…

José María Luna Aguilar - Giám đốc Quỹ Picasso, nói - "Picasso, hiện thân đỉnh cao của tự do sáng tạo, được tôn vinh trong xã hội ngày nay là nhân vật được yêu mến và kính trọng nhất. Cách sống không kiềm chế và thể hiện cuộc sống trong tác phẩm của ông có lẽ là một gợi ý về cuộc sống tự do hơn".

                                                                                                                                                 Thủy Tiên

                                                                                                                                    (Dịch từ BBC News)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.