Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 24/09/2016, 08:37 AM

TPHCM bắt đầu thu loại “thuế đất” mới

Các tổ chức, cá nhân muốn chuyển (mục đích sử dụng) từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn TP.HCM sẽ phải đóng tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

thue dat
Ruộng lúa ở Nhà Bè, TPHCM. Nguồn: Sgtiepthi.vn

Từ 26/9, chính quyền TP.HCM sẽ bắt đầu thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa (quy định tại Nghị định 35-2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa), theo Quyết định của UBND thành phố về mức nộp tiền khi chuyển từ đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn.

Theo đó, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao đất, cho thuê đất từ ngày 1/7/2015 (thời điểm Nghị định 35 có hiệu lực) phải nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển đổi (mục đích sử dụng) sang đất phi nông nghiệp.

Cụ thể, khi chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa thành đất ở; đất kinh doanh dịch vụ, thương mại, tài chính, nhà hàng, khách sạn, văn phòng làm việc và cho thuê thì tỷ lệ phần trăm xác định số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa là bằng 80% giá đất trồng lúa (tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất).

Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, nhà kho, nhà xưởng; hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất xây dựng siêu thị, cửa hàng thương mại - dịch vụ bán hàng bình ổn giá; cửa hàng xăng dầu; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê tại các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất; bến cảng, bến tàu, bến phà, bến đò, bến xe, nhà ga thì tỷ lệ phần trăm xác định số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa là 50%.

Tất nhiên, tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa là khoản thu ngoài các khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai mà các cá nhân, tổ chức phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

Được biết, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho TPHCM chuyển mục đích sử dụng 150 héc ta đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp.

Nghị định 35 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa (trích)

Điều 5. Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp

1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai và phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

2. Tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất.

3. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất lập bản kê khai số tiền phải nộp, tương ứng với diện tích đất chuyên trồng lúa nước được nhà nước giao, cho thuê và nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định.

 Theo Quang Chung (TBKTSG)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.