Dữ liệu cũ
Thứ hai, 30/06/2014, 10:02 AM

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam: Tin tưởng một sự đổi mới

Trước tình trạng trì trệ của ngành đường sắt hiện nay, ông Vũ Tá Tùng – Tổng giám đốc  Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam là người được Bộ trưởng  GTVT tin tưởng lựa chọn giao vị trí đứng đầu ngành để đưa ngành đường sắt phát triển. Đây là nhiệm vụ đầy khó khăn, thách thức trong thời điểm hiện tại.

Phóng viên Báo Người tiêu dùng đã có buổi trò chuyện với tân TGĐ Tổng công ty Đường sắt về những vấn đề này. Xin chia sẻ cùng bạn đọc.

PV: Xin ông cho biết cảm nhận của ông khi được Bộ trưởng giao trọng trách xây dựng lại hình ảnh của ngành Đường sắt Việt Nam trong giai đoạn khó khăn này như: uy tín ngành đường sắt xuống thấp, tình trạng tham nhũng và hệ quả của là sự vào cuộc của các cơ quan chức năng?

Ông Vũ Tá Tùng: Trước hết tôi cảm thấy vinh dự được cấp trên và các đồng nghiệp đặt lòng tin; nhưng đó cũng là một áp lực lớn đối với tôi. Thứ nhất là khi được tin tưởng thì mình phải làm như thế nào để đáp ứng lại lòng tin đó. Thứ 2 là khát vọng cống hiến cho ngành đường sắt, nơi tôi đã được học tập, rèn luyện trong hơn 30 năm. Vì vậy khát vọng  được cống hiến  cũng là một động lực để tôi quyết tâm thực hiện nhiệm vụ được giao.Tuy nhiên một mình tôi thì cũng không thể làm được  việc đổi mới toàn diện Công ty đường sắt mà việc này cần phải  được sự đồng tâm nhất trí của tất cả các các bộ công nhân viên trong ngành ủng hộ. Còn việc ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành đường sắt thì cũng động viên người lao động là ai làm sai thì phải chịu trách nhiệm, còn Tổng công ty Đường sắt vẫn phải phấn đấu phát triển đi lên chứ không phải vì những vấn đề đó làm nhụt chí người lao động .

PV: Những vấn đề khó khăn, thách thức mà ông vừa trao đổi, cũng có thể hiểu rằng ngành Đường sắt Việt Nam đang cần một cuộc đại phẫu thuật , nếu không muốn nói là một cuộc cánh mạng toàn ngành?

Ông Vũ Tá Tùng: Theo tôi, sự phát triển của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cần phải đồng bộ , vì đặc thù của ngành là các bộ phận liên quan đến nhau như  một guồng máy; đòi hỏi một sự đồng bộ , thống nhất, tập trung cho toàn bộ guồng máy chứ không phải đổi mới ở khâu nào, đơn vị nào hay cá nhân nào; nên nói là cuộc đại giải phẫu cũng đúng với ngành đường sắt.

Tàu Thống nhất qua Đèo cả (Phú Yên)

PV: Ông và những vị lãnh đạo mới của ngành Đường sắt Việt Nam sẽ làm những gì để có thể tạo ra một diện mạo mới của ngành?

Ông Vũ Tá Tùng: Đây là một đòi hỏi bắt buộc đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, đó là  sự sống còn. Tổng công ty đang ở thời điểm khó khăn nhất, đứng ở chân tường, không lùi được nữa. Thị phần của ngành đường sắt đang ở dưới 1%, có nghĩa là nếu đường sắt không thay  đổi nhanh, toàn diện thì xã hội không cần đường sắt nữa; bới vì dưới 1%  nghĩa là không cần đường sắt xã hội vẫn không bị ảnh hưởng gì; người ta vẫn đi lại được và đó chính là nguy cơ lớn nhất đối với sự tồn tại của ngành đường sắt. Trước mắt phải làm ngay, từ cái nhỏ cho đến cái lớn, để ý những nhu cầu của hành khách,các phương tiên vận tải khác họ làm được thì ngành đường sắt cũng phải làm được, thực hiện văn hóa 4 xin – 4 luôn.

Hiện nay,ngành Đường sắt đang tiếp tục  nghiên cứu các chiến lược dài hạn và ngắn hạn cho phát triển năm 2020 và tầm nhìn 2050 để xây các đoạn đường sắt hiện đại như: đường đôi khổ 1,435m  để đưa các công nghệ vận tải hiện đại vào thì mới tạo được thị phần vận tải cho 5, 10, 15 năm tiếp theo. Nếu với công nghệ vận tải đường đơn như hiện nay cũng rất khó đáp ứng được cho việc tăng thị trường vận tải bởi vì chiến lược phát triển đường sắt cũng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định 355/QĐ –TTg ban hành ngày 25/02/ 2013 là tái cơ cấu thị phần vận tải nội địa, trong đó đường sắt đảm nhận cự ly trung bình và dài.

Để thực hiện được chiến lược này cần phải đầu tư được kết cấu cơ sở hạ tầng đường sắt, nó phải hiện đại mới đáp ứng được chiến lược này, cụ thể tiếp tục nghiên cứu xây tuyến đường sắt đôi và trong tương lai cũng như sau này kết cấu toàn tuyến từ Bắc đến Nam. Nhưng trước mắt là phải tập trung những đoạn có tính cạnh tranh nhất, có tính hiệu quả nhất như: khu  đoạn Sài Gòn – Nha Trang, Hà Nội – Vinh, Hà Nội – Lào Cai, đây là ba khu đoạn tập trung nghiên cứu để ưu tiên đầu tư xây dựng tuyến đường đôi trước để ứng dụng các công nghệ vận tải hiện đại vào. Đấy là những cái chính để vực ngành đường sắt lên và như vậy mới gọi là đổi mới. Với đường  ray cũ chỉ làm được những cái trước mắt trong vòng một đến hai năm nhưng về khả năng đáp ứng  cho thị trường gần như là bão hòa vì đường đơn tàu này chạy, tàu kia phải ngừng để tránh nhau và muốn rút thời gian chạy tàu một ngày một đêm Hà Nội – Sài Gòn cũng không làm được vì kết cấu cơ sở hạ tầng lạc hậu, cho nên dẫn đến việc cung – cầu chênh lệch.

Thời điểm Tết là đường sắt khó đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân bởi vì đường ray chỉ có một.  Tôi ví dụ: Tàu chạy một ngày đêm trong Sài Gòn ra Bắc tối đa chỉ chạy được hơn 20 đôi tàu nhưng nhu cầu hành khách thì rất lớn, cả triệu người muốn đi vì những người dân lao động ở miền Bắc và miền Trung vào Sài Gòn  đến Tết đều muốn về quê ăn Tết và muốn về trước Giao thừa nên tập trung về quê  vài ngày trước Tết rất đông, xảy ra tình trạng cao điểm cung vượt cầu  rất lớn. Như vậy, đường đơn sẽ không đáp ứng được dẫn đến việc mua vé khó. Cũng không ngoại trừ phần mềm bán vé của đường sắt còn lạc hậu chưa được như hàng không dẫn đến việc bán vé còn bất cập nên Tổng công ty Đường sắt đang xúc tiến dự án này khẩn trương để xây dựng phần mềm bán vé điện tử khắc phục yếu điểm này để hành khách và nhân viên bán vé thuận tiện trong giao dịch.

Ngoài ra, ngành đường sắt cũng có một cái khó  là  hành khách cao điểm chỉ xảy ra vào mùa hè ( mùa du lịch tháng 6,7) và Tết. Đấy là thời điểm cung – cầu chênh lệch, dẫn đến thực trang người dân ấn tượng cứ đi tàu là mua vé khó. Và để nâng cao cũng như gây ấn tượng tốt với người sử dụng dịch vụ đi tàu thì thời gian cao điểm càng phải nâng cao chất lượng dịch vụ như: ghế, giường nằm luôn phải sạch, hay tất cả các dịch vụ trên tàu đều phải nâng cao, có như vậy người dân mới có cái nhìn thiện cảm với ngành đường sắt.

PV: Trong vai trò Tổng giám đốc ngành Đường sắt Việt Nam, Ông có mục tiêu gì để có thể hoàn thành sứ mệnh cũng như trọng trách của mình đối với ngành Đường sắt Việt Nam?

Ông Vũ Tá Tùng: Đây là sứ mệnh của Tổng công ty Đường sắt chứ không phải là riêng cá nhân tôi, đây là sứ mệnh xã hội giao phó, xã hội giao là sứ mệnh.  Tôi nghĩ Việt Nam cũng giống như các nước trên thế giới, đường sắt phải là động mạch chủ của nền kinh tế đất nước, phải là phương tiện chủ lực bởi vì nó thân thiện với môi trường, giảm tai nạn , giảm ách tắc giao thông , mang lại nhiều tiêu chí cho xã hội hiện đại.

PV: Xin cảm ơn ông.

Huyền Bùi

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.