Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 17/02/2017, 16:19 PM

Tìm hướng đi cho nhà đất ven sông, kênh rạch

(NTD) - Sáng 17/2, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc (UBMTQ) Việt Nam tại TP.HCM đã tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quy định quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, suối, kênh, rạch và hồ công cộng trên địa bàn thành phố.

Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Hoàng Năng, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tại TP.HCM, ông Lê Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM, cùng các đại diện các cơ quan ban ngành liên quan.

IMG_9141
Ông Nguyễn Hoàng Năng, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tại TP.HCM đề nghị các đơn vị có liên quan tiếp tục thu thập thông tin, xây dựng văn bản phản biện có chất lượng cao về cả nội dung và quy định thực hiện. Ảnh: Anh Trâm

Trước đó, ngày 12/2, Sở GTVT TP.HCM cho biết đã gửi dự thảo sửa đổi quyết định 150/2004 cho UBMTTQ Việt Nam TP.HCM để xin ý kiến phản biện xã hội về dự thảo sửa đổi quy định quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham gia bàn luận về những quy định và sửa đổi, bổ sung thêm phạm vi bảo vệ hành lang trên bờ. Đảm bảo phòng, chống lấn chiếm bờ sông, kênh, rạch và sử dụng đất đúng quy định ban hành. Các hội viên cho rằng quy định mới rất cần thiết cho việc quản lý và quy hoạch hành lang trên bờ hiện nay và góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường cho TP.HCM.

Đại diện Sở GTVT cho rằng cần phải giải tỏa nhà ven sông, tuy nhiên, về thời hạn tồn tại của nhà dân trong hành lang bảo vệ và đưa ra các giải pháp xử lý. Theo đó, nếu đất ở trong hành lang mà người dân sử dụng trước ngày 24/6/2004 thì được xem xét cấp giấy đỏ. Nếu trên đất này mà chưa có nhà, đất không vướng dự án chỉnh trang đô thị, không bị giải tỏa thì UBND các quận/huyện xem xét cấp phép xây dựng cho người dân. Đối với nhà nằm trên sông, kênh, rạch, mương và hồ công cộng có trước ngày 24/6/2004 thì được tồn tại và cải tạo theo nguyên trạng trong khi chờ di dời. Nếu nhà trong hành lang có trước 24/6/2004 thì được tồn tại theo hiện trạng và được sửa chữa, cải tạo theo hiện trạng, đặc biệt thay bằng kết cấu mái tôn/ngói, tường gạch…

IMG_9122
Tại hội nghị, kỹ sư Trần Văn Tứ cho rằng các quy định tại dự thảo chưa thuận lợi cho người dân. Ảnh: Anh Trâm

Bên cạnh đó, nhiều đại biểu đề nghị tiếp tục sửa đổi, bổ sung quy định nhằm quản lý tốt giao thông trên bờ và nêu rõ trách nhiệm cụ thể cho cá nhân. Có các quy định đặc thù đối với từng địa bàn đăc biệt, cần đề cao vai trò của tổ chức và phân cấp quản lý để thuận lợi cho việc quản lý và sử dụng hành lang an toàn.

Được biết, dự thảo sửa đổi quy định quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn sẽ tiếp tục được lấy ý kiến rộng rãi, các ý kiến phản biện đóng góp tại hội nghị sẽ được lưu ý, chọn lọc áp dụng để hoàn tất dự thảo trước khi ban hành.

Anh Trâm

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.