Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 14/03/2015, 07:34 AM

Tiết kiệm hàng nghìn tỉ đồng khi áp dụng công nghệ ETC

(NTD) - Trong khoảng 2 năm tới, toàn bộ hệ thống thu phí đường bộ sẽ áp dụng công nghệ tự động, các xe sẽ không phải dừng xe mua vé khi qua trạm thu phí. Gần nhất là từ 30/4 tới đây tại trạm thu phí trên QL1A đoạn qua Quảng Bình.

Sáng 13/3, tại trạm thu phí Km604+700 Quốc lộ 1 qua tỉnh Quảng Bình, Bộ Giao thông Vận tải và Công ty Cổ phần Tasco tổ chức Lễ kiểm thử công nghệ thu phí không dừng (ETC) và kiểm soát tải trọng xe.

Hệ thống này được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao) nhằm đánh giá công nghệ thu phí không dừng tại các trạm thu phí thử nghiệm trước khi tiến tới áp dụng trên toàn bộ hệ thống đường bộ của cả nước.

"Trong thời gian tới cùng với trạm thu phí BOT tại Quảng Bình, sẽ có hai trạm thu phí tại Hoàng Mai (Nghệ An) và Đắk Nông tiến hành áp dụng thử nghiệm công nghệ thu phí không dừng. Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo ngay trong năm 2015 sẽ phấn đấu áp dụng cộng nghệ thu phí tự động không dừng tại 35 trạm thu phí BOT trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên", Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường khẳng định.

a8-1426235395_660x0
 

Tại buổi lễ, chủ đầu tư Tasco đã trình diễn thực tế 6 tình huống có thể xảy ra khi xe đi qua trạm thu phí áp dụng công nghệ thu phí tư động không dừng. Cụ thể, trường hợp tài khoản của xe đủ điều kiện qua trạm, thanh chắn sẽ mở tự động để xe đi qua, đồng thời thông báo trừ tiền qua tin nhắn điện thoại. Trường hợp tài khoản của xe không đủ tiền hoặc xe không dán thẻ E-tag thì chủ xe phải mua vé qua trạm...

Ngay sau đó, nhóm kỹ thuật cũng đã trình diễn thực tế công nghệ cảm biến để cân tải trọng khi xe đi qua các trạm thu phí áp dụng công nghệ thu phí tự động không dừng. Theo đó, khi xe đi qua trạm thông tin về tải trọng phương tiện sẽ hiển thị ngay trên bảng điện tử đặt bên lề đường với độ chính xác đạt 98%. Các xe quá tải sẽ được cảnh báo tình trạng và được lập danh sách chuyển cho cơ quan chức năng xử lý các bước tiếp theo.

Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Tasco - chủ đầu tư trạm thu phí không dừng cho biết, áp dụng công nghệ ETC tại các trạm thu phí thì sẽ tiết kiệm được khoảng 70 tỷ đồng/năm tiền in vé. Ngoài ra, hệ thống này sẽ tiết kiệm chi phí nhiên liệu 233 tỷ đồng/năm, tiết kiệm tiền lương nhân viên thu phí, lương lái xe và thời gian chờ đợi cho người tham gia giao thông khoảng 2.800 tỷ đồng/năm. Tổng cộng lợi ích kinh tế - xã hội hàng năm có thể ước lượng được bằng tiền khi áp dụng hệ thống thu phí không dừng là 3.400 tỷ đồng/năm.

Hệ thống công nghệ thu phí không dừng (ETC) và kiểm soát tải trọng xe được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao) nhằm đánh giá công nghệ thu phí không dừng tại các trạm thu phí thử nghiệm trước khi tiến tới áp dụng trên toàn bộ hệ thống đường bộ của cả nước. 

IMG_2586
 

Để sử dụng dịch vụ thu phí tự động này, chủ phương tiện sẽ được phát một thẻ định danh (E-tag) miễn phí dán lên kính trước xe và kèm theo một tài khoản thu phí để giao dịch. Tài khoản này có thể nạp tiền trực tiếp, qua mạng, qua ngân hàng... Sau khi xe đã được dán thẻ chạy vào làn thu phí, hệ thống sẽ nhận diện bằng công nghệ laser sẽ kích hoạt camera chụp biển số và phát tín hiệu để đọc thẻ E-tag.

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, hiện nay có rất nhiều trạm thu phí đang áp dụng công nghệ thu phí một dừng, tuy nhiên công nghệ này có nhược điểm là gây ắch tắc giao thông, đồng thời phải huy động một lượng lớn nhân viên thu phí, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các đơn vị, do chi phí quá lớn. Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải đã cho phép nghiên cứu thực hiện thí điểm công nghệ thu phí tự động không dừng nhằm khắc phục những bất cập trên.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, nhà đầu tư sẽ triển khai thu phí không dừng (ETC) theo công nghệ nhận dạng tần số sóng vô tuyến do Mỹ phát triển. Công nghệ có ưu điểm như: thao tác đơn giản, tốc độ nhận diện nhanh, kết quả thu phí chính xác và dễ được chủ phương tiện giao thông chấp nhận do thẻ được cấp miễn phí.

Dự án có ý nghĩa quan trọng trong định hướng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Dự kiến dự án sẽ chính thức được triển khai vào đầu tháng 5/2015 sau đó sẽ triển khai 35 trạm thu phí trên QL1 đoạn từ Thanh Hóa đến Cần Thơ và QL14 - đường HCM qua Tây Nguyên. 

Uy Vũ

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.