Chủ nhật, 01/08/2021, 15:03 PM

Tiến thoái lưỡng nan

(CL&CS) - Trong khi chưa tiêm hết vaccine cho người lao động thì có phương án nào đề vừa chống dịch tốt vừa duy trì sản xuất. Chính quyền yêu cầu sản xuất “3 tại chỗ nhưng lại không hướng dẫn quy trình chống dịch và xử lý khi trong doanh nghiệp có F0. Doanh nghiệp lúng túng. Người lao động hoang mang.

Bất ổn xuất hiện, doanh nghiệp lúng túng

Trước tình hình dịch bệnh ngày càng lan rộng. Ở nhiều tỉnh có dịch COVID-19 đã yêu cầu doanh nghiệp chỉ sản xuất nếu thực hiện phương án “3 tại chỗ”  hoặc “1 cung đường - 2 địa điểm". 

Ở nhiều tỉnh phía Nam hiện đang có những doanh nghiệp rất ổn với “3 tại chỗ” . Và ở Bắc Ninh và Bắc Giang trong những ngày làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 lan rộng thì mô hình này đã thực hiện khá hiệu quả, giúp cho sản xuất không đứt gãy.

Nơi ở của công nhân “3 tại chỗ”

Nơi ở của công nhân “3 tại chỗ”

Nhưng cũng ở phía Nam trong nhiều doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” đã xuất hiện tình trạng có ca nhiễm Sars-Covi-2 với tốc độ lan nhanh, phía ngành y tế cũng không có hướng dẫn cụ thể về các phương án phòng chống dịch cũng như cách xử lý khi có F0, khiến mô hình “3 tại chỗ” đã trở thành nguy hiểm.

Trước tình hình căng thẳng các F0, F1 ngày càng tăng tại các doanh nghiệp, nhưng. này, ngày 29/7/2021 Ban Quản lý Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Đồng Nai đã có văn bản khẩn gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đề nghị hỗ trợ.

Văn bản của Ban Quản lý khu công nghiệp Đồng Nai cho biết, khi phát hiện F0, các doanh nghiệp đã triển khai nhiều biện pháp nhưng cơ quan chức năng cũng quá tải nên không đưa ngay các F0,F1 tới nơi cách ly, người lao động rất lo lắng. Nhiều người muốn bỏ về nhà. Đã xuất hiện tình trạng người lao động kích động dẫn đến khó kiểm soát.

Không chỉ ở Đồng Nai, đây đang là hiện thực ở nhiều tỉnh phía Nam. F0 đã xuất hiện ở nhiều công ty, trong đó có các tên như Vissan, Long Việt, Hoa Nét, Tân Nhật, Minh Dương, SKS Furniture, Vietnam Housewares…

Doanh nghiệp đã làm những gì doanh nghiệp thấy cần làm. Nhưng dịch bệnh vẫn xuất hiện.

Lãnh đạo Công ty Long Việt cũng đã phải lên tiếng kêu cứu vì F0 không được đưa đi ngay nên 3 ngày sau đó thì hầu như toàn bộ người lao động đã thành F0. Doanh nghiệp kiệt sức.

 “Khi triển khai “3 tại chỗ”, tất cả người lao động đã được xét nghiệm có kết quả âm tính. Trong quá trình hoạt động chúng tôi cũng thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch và đều đặt test lại. Nhưng “không biết COVID-19 xâm nhập bằng cách nào. Sau khi thực hiện “3 tại chỗ”  được 4 tuần thì phát hiện ra F0”, ông Bùi Như Việt - Tổng giám đốc Công ty Long Việt cho hay.

 Lãnh đạo Công ty Việt Thắng Jeans cũng đau xót nói: “Công nhân đã được sàng lọc kỹ, các hàng rào và các biện pháp phòng dịch được thiết lập, ra vào kiểm soát rất nghiêm ngặt. Nhưng “có 19 ca dương tính mà nguồn lây từ người đưa nước trái cây qua hàng rào”.

 “Doanh nghiệp đã chuẩn bị rất kỹ khi thực hiện “3 tại chỗ”  nhưng khi có F0, kịch bản thay đổi hoàn toàn”, ông Nguyễn Phúc, Phó chủ tịch Hiệp hội gỗ Bình Dương cho biết.

“Chính quyền yêu cầu thực hiện “3 tại chỗ”  mới được sản xuất nhưng lại không có hướng dẫn cụ thể việc tổ chức sản xuất theo “3 tại chỗ” cho phù hợp. Khi có ca F0 trong nhà máy, có khi vài ngày sau chính quyền mới tới. Lãnh đạo doanh nghiệp lúng túng, người lao động lo lắng hoang mang”, Phó chủ tịch Hiệp hội gỗ Bình Dương cho hay.

Với năng lực y tế tại chỗ gần như bằng không, khâu xử lý với các ca F0, F1 trong các nhà máy này đang hết sức rối. Ở một vài doanh nghiệp biến động tâm lý người lao động đã ở mức khó kiểm soát.

Vòng luẩn quẩn rủi ro “3 tại chỗ” và sự trông đợi quy trình hướng dẫn của chính quyền

Để thực hiện “3 tại chỗ” an toàn hiệu quả, không thể không có sự hỗ trợ của chính quyền.

Thực tế tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, mô hình này đã được vận hành tương đối hiệu quả bằng sự tuân thủ nghiêm của doanh nghiệp với các hướng dẫn về phòng chống dịch và sự hỗ trợ sát sao của các cấp chính quyền trong việc thiết lập hệ thống thông tin liên lạc, duy trì đường dây nóng từ cấp lãnh đạo cao nhất tới các tổ, đội nhóm ở từng địa bàn, thường xuyên rà soát, đánh giá thực tiễn, nắm bắt các khó khăn vướng mắc của các nhà máy để kịp thời tháo gỡ.  

Còn việc thực hiện “3 tại chỗ” ở các tỉnh phía Nam đang có nhiều kẽ hở và vòng luẩn quẩn tạo ra nguy cơ lây nhiễm trong nhà máy, Phó chủ tịch Hiệp hội gỗ Bình Dương cho hay.

Dù tất cả người lao động đều được test nhanh khi tham gia “3 tại chỗ” nhưng với biến chủng virus mới nhiều khi người mới nhiễm không có biểu hiện. Và độ chính xác của test 80-90%- 95%. Như vậy vẫn tiềm ẩn nguy cơ.

Khi ca F0 xuất hiện trong nhà máy, toàn bộ công nhân phải test lại. Khi test lại phát hiện tiếp ca dương tính khác thì toàn bộ công nhân phải làm PCR. Nhưng trong 3 ngày chờ kết quả PCR thì công nhân vẫn chung nơi ăn ở, nơi làm việc, như vậy virus tiếp tục lây nhiễm. Khi có kết quả PCR mà có ca dương tính, cả nhà máy lại xét nghiệm lại lần nữa. “Vòng luẩn quẩn lại lặp lại, ca nhiễm tăng lên”, ông Phúc nói.

 Rõ ràng mô hình “3 tại chỗ”  đã có hiệu quả ở nơi này, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ ở nơi khác. Với nhiều doanh nghiệp đã thực hiện “3 tại chỗ” không an toàn đang ở tình thế tiến thoái lưỡng nan. Muốn dừng cũng không dễ.

Muốn dừng sản xuất, cho công nhân rời nhà máy, doanh nghiệp phải có văn bản thông báo với chính quyền địa phương nơi nhà máy hoạt động và phải test cho người lao động trước khi về 2 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày. Doanh nghiệp cũng phải có văn bản đề nghị chính quyền địa phương nơi người lao động trở về tiếp nhận người lao động.

Vấn đề lúng túng hiện nay là có phương án tổ chức sản xuất thế nào tốt hơn để an toàn để sản xuất và sản xuất vẫn an toàn trong khi chưa có đủ vaccine tiêm cho người lao động.

Để sản sản xuất không đứt gãy, sản xuất an toàn, rất cần cơ quan y tế và chính quyền địa phương đưa ra hướng dẫn cụ thể về Phương án phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp, tương ứng từng cấp độ dịch cho từng lĩnh vực hoạt động.

Trong đó chỉ rõ tiêu chuẩn nơi ở, nơi ăn, và nhà xưởng như thế nào là đảm bảo an toàn phòng chống dịch, quy định về test cho người lao động, và quy trình xử lý khi phát hiện có F0 như thế nào, cách xác định F1, F2 thế nào với các tổi đội, phân xưởng sản xuất có liên quan đến F0 thì xử lý ra sao, dừng sản xuất toàn bộ hay từng bộ phận theo cấp độ…?

Trên cơ sở hướng dẫn này  doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án tổ chức sản xuất phù hợp tình hình dịch bệnh, điều kiện tài chính và đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng trên cơ sở hướng dẫn này, để doanh nghiệp linh hoạt lựa chọn phương án sản xuất phù hợp thay vì bắt buộc tất cả đều phải làm “3 tại chỗ”.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ). 

Linh Chi - Tri Nhân Lương

Bình luận

Nổi bật

Phấn đấu giảm lãi suất cho vay từ 1-2% để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Phấn đấu giảm lãi suất cho vay từ 1-2% để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:17

(CL&CS) - Chiều tối ngày 16/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Thực hiện quyết liệt, nghiêm túc các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn thị trường vàng

Thực hiện quyết liệt, nghiêm túc các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn thị trường vàng

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:14

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn thị trường vàng, bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa; chú trọng công tác thông tin truyền thông để tạo sự đồng thuận trong xã hội.

“Xanh hóa” vật liệu xây dựng sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế

“Xanh hóa” vật liệu xây dựng sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:58

(CL&CS) - Thúc đẩy chuyển đổi ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa” sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.