Thứ sáu, 28/07/2023, 10:30 AM

Thực trạng ô nhiễm bao bì trong ngành giải khát và thức ăn nhanh

(CL&CS) - Theo Báo cáo kiểm tra định kỳ ô nhiễm hàng năm do Nhóm vận động vì môi trường Surfer Against Sewage thực hiện, Coca-Cola, McDonald’s và PepsiCo là 3 công ty gây ô nhiễm bao bì lớn nhất Anh.

Báo cáo nêu rõ 4.000 chuyên gia của Surfer Against Sewage đã thực hiện kiểm tra hơn 30.700 vật phẩm gây ô nhiễm, được thu thập từ các bờ biển, đường dẫn kênh, cầu và đường tại các thành phố của Anh, trong khoảng thời gian 12 tháng, tính đến hết ngày 5/6/2023. Kết quả cho thấy có 12 công ty lớn, chủ yếu là các nhà bán lẻ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh giải khát và thức ăn nhanh, đã đóng góp tới 70% số vật phẩm gây ô nhiễm. Đáng chú ý, các vật phẩm mang thương hiệu Coca-Cola được phát hiện nhiều nhất (17%), đánh dấu năm thứ tư Coca-Cola được nêu tên là công ty gây ô nhiễm lớn nhất Anh.

Tiếp theo là nhà kinh doanh thức ăn nhanh McDonald's, chiếm 11% các vật phẩm gây ô nhiễm được xác định, còn vị trí thứ ba thuộc về PepsiCo. Những công ty gây ô nhiễm hàng đầu khác bao gồm Tesco, Haribo, Nestlé, Heineken, Mars, Carlsberg và Red Bull. Nhà quản lý chiến dịch tại Surfers Against Sewage, Izzy Ross, nhấn mạnh “thủ phạm” gây ô nhiễm nhựa trên các bãi biển, các thành phố và vùng nông thôn Anh gần như không đổi qua các năm, đồng thời cho rằng các công ty đã không hành động đủ để ngăn chặn tình trạng này.

Các vỏ chai mà hãng Coca-Cola sử dụng tại Anh đều có thể tái chế.

Các vỏ chai mà hãng Coca-Cola sử dụng tại Anh đều có thể tái chế.

Phản ứng về báo cáo, người phát ngôn của Coca-Cola cho biết công ty đang tích cực hỗ trợ một số sáng kiến, nhằm giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường. Tại Anh, hiện nay tất cả các vỏ chai mà hãng Coca-Cola sử dụng đều có thể tái chế được hoặc làm bằng nhựa tái chế 100%, không bao gồm nắp và nhãn.

Người phát ngôn của McDonald’s khẳng định hơn 90% bao bì của công ty được làm từ các nguồn tái chế và có thể được tái chế lại. Công ty cũng tích cực khuyến khích khách hàng vứt bỏ bao bì sau khi sử dụng một cách có trách nhiệm.

Tương tự, PepsiCo thừa nhận việc tạo ra rác thải là một vấn đề lớn và cần phải tăng cường hành động để giải quyết thách thức này.

Surfers Against Sewage kiến nghị các công ty cần chịu trách nhiệm đối với toàn bộ vòng đời sản phẩm, bằng cách giảm bao bì và áp dụng các mô hình kinh doanh tuần hoàn. Tổ chức này cũng kêu gọi Chính phủ Anh thực hiện chương trình hoàn trả tiền đặt cọc (DRS) quy mô lớn - trả tiền thu gom chai, lọ rỗng khi người dân mang chúng tới các địa điểm tái chế công cộng. Chương trình này, vốn đã được Chính phủ Anh lên kế hoạch và giới thiệu ra công chúng, nhưng trì hoãn việc thực hiện cho đến năm 2025.

Hiện trên thế giới rất nhiều quốc gia đã áp dụng các chương trình DRS. Các chương trình này hầu hết đều thu được phản hồi tốt từ người dân và cho thấy hiệu quả cao trong việc giảm thiểu tình trạng rác thải bao bì gây ô nhiễm môi trường.

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Nestlé đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp tiến vào kỷ nguyên xanh

Nestlé đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp tiến vào kỷ nguyên xanh

sự kiện🞄Thứ hai, 02/12/2024, 07:17

(CL&CS) - Nhận thức về trách nhiệm và vai trò trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Việt Nam đã cam kết giảm phát thải khí nhà kính và phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 tiết kiệm năng lượng từ 1,6 - 1,8%

Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 tiết kiệm năng lượng từ 1,6 - 1,8%

sự kiện🞄Thứ ba, 26/11/2024, 08:32

(CL&CS)- UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải

Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải

sự kiện🞄Thứ hai, 25/11/2024, 06:46

(CL&CS) - Chính phủ ban hành Nghị định số 153/2024/NĐ-CP ngày 21/11/2024 quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải.