Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 10/09/2016, 08:39 AM

Thực phẩm chức năng:Trục lợi trên niềm tin sức khỏe của người tiêu dùng

(NTD) - Những hiểu biết không đúng đắn có thể khiến người dùng TPCN bỏ quên bữa ăn thông thường, lấy TPCN thay thế cho nguồn dinh dưỡng từ những thực phẩm tự nhiên. Nghĩa là dẫn từ chế độ ăn chưa hợp lý một cách vô tình đến chế độ ăn mất cân đối một cách chủ ý. Thế nhưng, người tiêu dùng lại không biết rằng chính vì đặt niềm tin thái quá vào TPCN mà vô tình không biết đã bị các đối tượng kinh doanh trục lợi.

20
Một số mẫu vật TPCN thu giữ để giám định xem có nguy hại cho sức khỏe người sử dụng hay không?

Quảng cáo như thần dược

Thực phẩm chức năng (tiếng Anh: Functional foods - TPCN) là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất "chức năng". Cũng như thực phẩm thuốc, TPCN nằm ở nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc và người ta cũng gọi TPCN là thực phẩm thuốc. Sở dĩ TPCN có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh vì nó có thể phục hồi tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể đang bị tổn thương.

Khái niệm TPCN được người Nhật sử dụng đầu tiên trong những năm 1980 để chỉ những thực phẩm chế biến có chứa những thành phần tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng giúp nâng cao sức khỏe cho người sử dụng.

Theo Viện Khoa học và Đời sống quốc tế (International Life Science Institute - ILSI) thì "TPCN là thực phẩm có lợi cho một hay nhiều hoạt động của cơ thể như cải thiện tình trạng sức khỏe và làm giảm nguy cơ mắc bệnh hơn là so với giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại". Theo IFIC, TPCN là những thực phẩm hay thành phần của chế độ ăn có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe nhiều hơn giá trị dinh dưỡng cơ bản.

Việt Nam định nghĩa TPCN: Là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tùy theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, TPCN còn có các tên gọi sau: Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng y học.

Ở mỗi nước, TPCN được gọi bằng những thuật ngữ khác nhau: Các nước Tây Âu gọi là "thực phẩm - thuốc" (alicaments) hoặc dược phẩm dinh dưỡng (nutraceutics), thực phẩm bổ sung dinh dưỡng (food suplement); Trung Quốc gọi là "thực phẩm bổ dưỡng bảo vệ sức khỏe"; Việt Nam gọi là "thực phẩm đặc biệt".

Ở Việt Nam TPCN tuy mới xuất hiện gần đây trong sự đón nhận dè dặt của dân chúng nhưng nó cũng đã lan dần như một làn sóng ngầm rộng khắp. Tâm lý đám đông và thói quen trị bệnh truyền miệng, “phước chủ may thầy” của người Việt cũng làm cho Việt Nam trở thành "miền đất hứa" cho kiểu bán hàng đa cấp. Những vấn nạn về xã hội và môi trường, ám ảnh về vệ sinh an toàn thực phẩm và nỗi lo về sức khỏe bệnh tật khiến cho TPCN trở thành niềm hy vọng, là cứu cánh cho mỗi người và mỗi gia đình.

Các cơ quan quản lý về y tế và sức khỏe trên thế giới cũng như Việt Nam đã có những quy định về việc quản lý chất lượng TPCN và ngăn cấm những quảng cáo quá mức, sai sự thật. Các sản phẩm TPCN với những lời ca ngợi có cánh, kiểu giới thiệu lập lờ khiến người tiêu dùng khó có thể có sự chọn lựa đúng đắn cho mình. Ngay với Omega-3, sản phẩm được công nhận là cần thiết cho phát triển của não, ngăn ngừa các rối loạn mỡ máu và các bệnh tim mạch, nhưng nhà sản xuất vẫn bị Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ bắt ngừng quảng cáo vì dùng chữ "phát triển trí não".

Cách cung cấp kiểu bán hàng đa cấp với mục đích lôi kéo người mua bằng mọi giá để kiếm lợi dễ mang đến những thông tin thiếu chính xác và ngộ nhận. Nhất là với những "tiếp thị viên" không có kiến thức y học, thậm chí thiếu kiến thức văn hóa thông thường thì sự truyền đạt giới thiệu dễ thiên lệch và sai sót.

Sự nguy hại còn lớn hơn nếu người tiêu dùng lấy TPCN thay thế thuốc chữa bệnh. Sự ngộ nhận này có nguyên nhân từ những quảng cáo thổi phồng quá mức và những chế phẩm TPCN được sản xuất và đóng gói tương tự như các dược phẩm. Mặc dù Bộ Y tế đã cấm kê toa và cấm quảng cáo sử dụng TPCN thay thuốc điều trị nhưng việc loại trừ hết những sai sót này là hết sức khó khăn.

Mặt khác nếu hiểu TPCN là vô hại rồi dùng quá nhiều, dùng kéo dài liên tục nhiều tháng nhiều năm thì ngoài việc tốn kém tiền bạc còn mang lại nhiều tác hại không nhỏ. Tác hại trước hết là làm rối loạn quá trình đồng hóa trao đổi chất trong cơ thể do liên tục phải tiếp nhận dư thừa nhiều loại chất bổ và chất dinh dưỡng. Năng lượng dư thừa được kết hợp với các chất dư thừa khác để dự trữ trong cơ thể làm mỡ máu tăng cao và mô mỡ dự trữ cũng phì đại, đường huyết tăng và các sản phẩm oxy hóa cũng tăng theo, gây tác hại đến nhiều cơ quan bộ phận, đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể.

Dựa vào niềm tin của số đông và doanh số thực tế luôn cao vút của mặt hàng đặc biệt này, TPCN nhập lậu, làm giả đã bùng phát và hình thành những đường dây buôn lậu, làm giả TPCN cực lớn.

21
Kiểm tra kho hàng TPCN nghi làm giả với số lượng cực lớn

 Phá đường dây “buôn lậu”, “làm giả” TPCN cực lớn

Ngày 30/8/2016, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Phòng an ninh kinh tế (PA81) - Công an thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra các kho hàng và các cửa hàng kinh doanh sản phẩm TPCN do Công ty TNHH Thương mại Slim HMN Việt Nam kinh doanh, nhập khẩu, phân phối. Kết quả kiểm tra cụ thể như sau:

Kiểm tra tại trụ sở của Công ty TNHH Thương mại Slim HMN Việt Nam và 2 kho hàng hóa tại xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội, Đội Quản lý Thị trường số 7 tạm giữ hàng hóa là TPCN các loại, bao bì sản phẩm, chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa. Tại các kho hàng, quầy thuốc tây kết quả kiểm tra cũng tương tự.

Theo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đây là số lượng TPCN không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ lớn nhất được phát hiện cho đến thời điểm hiện nay,sự việc đang tiếp tục được các cơ quan chức năng Hà Nội và trung ương tiếp tục điều tra làm rõ. Các mẫu vật cũng đang được giám định để xem ngoài việc không hợp pháp về mặt thương mại, các TPCN này có gây nguy hại cho sức khỏe hay không?

Ngành y tế và các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người tiêu dùng nên cẩn trọng và hết sức lưu ý khi sử dụng TPCN vì ngoài những công dụng tốt về sức khỏe nó luôn đi kèm tác dụng phụ, chưa kể liều lượng sử dụng như thế nào là phù hợp thì chưa rõ, người sử dụng chỉ tin vào hướng dẫn sử dụng trên bao bì mà không được tư vấn từ bác sĩ chuyên ngành, chưa kể nguồn gốc của TPCN trên thị trường cho đến nay vẫn là điều bí ẩn, đặc biệt khi TPCN là hàng xách tay.

 Hoàng Linh

NTD So 65 (260)_Page_12
 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.