Thời cơ "10 năm có một" để phát triển phân khúc nhà ở vừa túi tiền

Cả doanh nghiệp và người dân đều đang kỳ vọng sẽ có sự đột phá về chính sách để gia tăng nguồn cung nhà ở vừa túi tiền.

Thị trường đang chờ đợi quy định tại các luật mới gồm Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản sẽ tạo "hiệu ứng domino", giải quyết những vướng mắc của các dự án địa ốc, trong đó có nhà ở xã hội.

Bên cạnh việc chờ đợi sự tác động tích cực của các bộ luật mới, theo chuyên gia, để tăng nguồn cung phân khúc nhà ở bình dân, cần nhiều giải pháp đồng bộ khác. Trước hết là chữa bệnh “có tiền mà không tiêu được”, tăng tốc tiến độ giải ngân, đồng thời hạ lãi suất tại gói hỗ trợ 120 nghìn tỷ đồng.

045613460

Kết quả khảo sát thực tế từ Savill Việt Nam cho biết, nguồn cầu nhà ở dài hạn vẫn duy trì ở mức cao. Riêng Hà Nội, dự báo đến năm 2025, thành phố có thêm khoảng 157.000 hộ gia đình. Tuy nhiên, nguồn cung tương lai chỉ bao gồm 59.000 căn hộ các hạng, 9.000 nhà ở thấp tầng và 18.700 nhà ở xã hội dự kiến mở bán. Do đó, sẽ thiếu hụt 70.300 nhà ở.

Còn tại thị trường TP.HCM, báo cáo quý 1/2024 của CBRE đã chỉ ra, nguồn cung căn hộ đạt khoảng 500 căn, giảm 82% so với cùng kỳ, trong đó, nguồn cung chủ yếu từ các giai đoạn tiếp theo của các dự án đã mở bán vào năm 2023 và tiếp tục tập trung ở khu vực phía Đông thành phố và phân khúc trung cấp và cao cấp. Tuy nguồn cung giảm đáng kể so với cùng kỳ, tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ vẫn đạt mức 122,2%, cao hơn so với tỷ lệ hấp thụ trung bình trong vòng 3 năm là 116,9%, cho thấy nhu cầu nhà ở vẫn còn rất lớn.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA đề nghị Bộ Xây dựng khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng (từng được Bộ Xây dựng đề xuất trước đó) để đạt mục tiêu xây tối thiểu một triệu căn nhà xã hội đến 2030. Ở gói này, lãi suất vay ưu đãi nhà ở xã hội là 4,8-5% một năm, thời hạn vay tối đa 25 năm, tương tự gói tín dụng 30.000 tỷ đồng áp dụng hơn 10 năm trước.

Đồng thời, để tăng sức hút với doanh nghiệp, ông Châu đề nghị dự thảo nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội tăng thêm lợi nhuận định mức lên 15%, thay vì 10% như trước, áp dụng cho doanh nghiệp tự tạo lập quỹ đất. Việc "cởi trói" cho doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết để cải thiện nguồn cung sản phẩm, mở ra cơ hội mua nhà cho người dân.

Về phía doanh nghiệp, ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Địa ốc Hoàng Quân, cũng từng nhận định các chính sách tốt đang mang lại cho phân khúc này thời cơ "10 năm có một". “Có người muốn rót đến 1.000 tỷ vào Hoàng Quân để làm nhà ở xã hội, có người muốn rót 200 tỷ… Tôi tin rằng với sự ủng hộ này, cùng những chính sách mới thì nhà ở xã hội sẽ phát triển”, ông Tuấn nói.

Sự chạy đua của các doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ giúp nguồn cung phân khúc nhà ở vừa túi tiền có thể bùng nổ ở các thị trường vùng ven TP.HCM, Hà Nội trong 1-2 năm tới, giải tỏa "cơn khát" sở hữu nhà cho người dân có nhu cầu ở thực vốn đang lên tới đỉnh điểm trong thời gian qua.

Có thể thấy, phân khúc nhà ở vừa túi tiền đang ở trong thời điểm “thiên thời, địa lợi”, cùng sự quan tâm đặc biệt từ Chính phủ với đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội. Nếu có thêm các chính sách hỗ trợ tốt, khả năng tăng nguồn cung nhà ở bình dân từ đó giải “cơn khát” của người dân là hoàn toàn khả thi.

Thanh Xuân

Bình luận

Nổi bật

[Infographic] 9 giải pháp giảm giá nhà ở và ổn định thị trường bất động sản

[Infographic] 9 giải pháp giảm giá nhà ở và ổn định thị trường bất động sản

sự kiện🞄Thứ năm, 26/09/2024, 11:50

Trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng đã chỉ ra các nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng nóng trong thời gian vừa qua. Đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp nhằm giảm giá nhà ở và ổn định thị trường bất động sản.

Giá nhà ở xã hội tăng nhanh dù đã qua sử dụng nhiều năm

Giá nhà ở xã hội tăng nhanh dù đã qua sử dụng nhiều năm

sự kiện🞄Thứ năm, 26/09/2024, 11:50

Khảo sát thị trường nhà ở xã hội tại Hà Nội cho thấy, giá nhà ở xã hội liên tục tăng trong thời gian gần đây, thậm chí nhà ở đã đưa vào sử dụng cũng tăng cao và tiệm cận với giá nhà ở thương mại. Tình trạng thiếu nguồn cung nhà ở giá rẻ đã đẩy giá nhà leo thang vượt quá khả năng chi trả của đa số người dân có nhu cầu mua để sử dụng.

Nguồn cung nhà ở mới sẽ tăng trong khoảng 1 năm tới

Nguồn cung nhà ở mới sẽ tăng trong khoảng 1 năm tới

sự kiện🞄Thứ năm, 26/09/2024, 10:16

VIS Rating nhận định, ngành bất động sản nhà ở Việt Nam đã phục hồi trong nửa đầu năm 2024, với sự gia tăng nguồn cung và giao dịch nhà ở. Trước hết, nhu cầu nhà ở mạnh mẽ trong quý II/2024 đang tạo đà cho doanh số bán hàng và dòng tiền thu hút trong ngành bất động sản. Dự báo trong khoảng thời gian từ 12 tháng đến 18 tháng tới nguồn cung nhà ở tiếp tục được thúc đẩy.