Thế giới năm 2020 chi tiền cho dịch bệnh như thế nào?
(CL&CS) - Theo Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus, vì đại dịch COVID-19, Ebola và các bệnh lạ khác, chi tiêu y tế toàn cầu bùng nổ theo dịch tại các nước giàu cũng như nghèo với số tiền lên đến hàng trăm tỉ USD.
Trong đó nặng nhất là Mỹ, Vương quốc Anh, Pháp, Trung Quốc, Italia, Hàn Quốc…, chi thường xuyên cho khám chữa bệnh, sống giãn cách xã hội (Social Distancing) và bào chế vaccine.
“Thủ phạm” móc hầu bao của ngân sách nhà nước
Đó là COVID-19, bùng nổ vào tháng 12/2019 tại Vũ Hán (Trung Quốc) nhưng WHO cho rằng nó xuất hiện vào tháng 7 cùng năm tại Italia do virus Corona chủng mới truyền bệnh. Thoạt tiên, Mỹ gọi là Wuhanvirus nhưng WHO gọi là virus Corona mới 2019 (2019-nCoV), rồi sau hơn một tháng, nhận thấy triệu chứng ho và sốt của người mắc giống như Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (Severe acute respiratory syndrome - SARS) nên WHO thống nhất gọi tên là SARS CoV-2 (Severe acute respiratory syndrome Corona virus 2).
SARS CoV-2 tồn tại nhiều tuần, thậm chí vài tháng trong cơ thể người bệnh. Đây là cơ hội để chúng tái tạo, tích lũy và tìm cách "lách" khỏi sự tấn công của hệ miễn dịch. Các nhà dịch tễ học ghi nhận sự tiến hóa nhanh hơn của virus trong cơ thể bệnh nhân.
“Thủ phạm” tiếp theo là các biến thế từ SARS CoV-2 như VUI – 202012/01 (The First Variant Under Investigation in December 2020) hay VOC, B117, 501.V2. Riêng B117 có nguồn gốc từ đâu là câu hỏi không thể lý giải cho đến thời điểm này nhưng chắc chắn nó sẽ lây lan nhanh trong cộng đồng thế giới. Không có bằng chứng cho thấy biến chủng 501.V2 gây nguy hiểm hơn B117, tuy nhiên, ta không nên chủ quan bởi đột biến trong 501.V2 có sự biến đổi đáng kể về cấu trúc gene và có khả năng kháng thuốc.
Bệnh nhân Việt Nam 1.435 là người nhập cảnh từ Anh mắc virus biến chủng mới B117. Tính tới tháng 1/2021, trên 39 quốc gia (riêng châu Âu là 22) và vùng lãnh thổ ghi nhận biến thể này, nguy cơ bùng phát khắp thế giới là tất yếu.
Biện pháp đầu tiên mà hầu hết những nước phát hiện ca mắc virus thuộc biến chủng mới là cấm hoặc hạn chế các chuyến bay từ Anh, Nam Phi. Trong ngày đầu tiên năm 2021, Thổ Nhĩ Kỳ báo cáo 15 trường hợp nhiễm B117, ban hành lệnh cấm tạm thời du khách từ Anh, Hà Lan, Đan Mạch, Nam Phi nhập cảnh.
Biến chủng mới của virus SARS CoV-2 là hiểm họa của toàn nhân loại trong năm 2021 (Ảnh: Getty)
Tại Singapore, ngay sau ca mắc biến chủng mới từ Anh, ngày 23/12, đã ngừng tiếp nhận hoặc cho phép quá cảnh người 14 ngày trước đó đã từng đến Anh. Bộ Y tế cho biết chủng B117 đang được truy vết bằng cách tiến hành xác định trình tự gene của virus đối với các ca mắc COVID-19 vừa mới trở về từ châu Âu hiện chưa có bằng chứng cho thấy chủng B117 đã xuất hiện và lây lan trong cộng đồng.
Ireland từng là nơi có tỉ lệ ca bệnh trên đầu người thấp nhất châu Âu, tuy nhiên, khi biến chủng mới xâm nhập, bất ngờ tăng vọt số ca mắc COVID-19, đứng đầu EU. Ireland ghi nhận 5-7% ca mắc do virus B117.
Sau khi phát hiện ca mắc B117, Nhật Bản cấm nhập cảnh từ Anh, Nam Phi đến hết ngày 31/1, đình chỉ việc miễn cách ly 14 ngày với công dân Nhật và người nước ngoài cư trú. Thụy Sỹ đình chỉ chuyến bay từ Anh và Nam Phi từ nửa đêm 20/12 chờ thông báo mới. Bulgaria cấm toàn bộ chuyến bay đến và đi từ Anh từ ngày 20/12 - 31/1.
Các “thủ phạm” khác là Ebola và bệnh lạ
Bệnh nhân là nữ, ngồi lặng lẽ trên giường tại một bệnh viện ở Ingende - thị trấn nghèo của Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC). Bệnh có biểu hiện các triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết, lây lan nhanh như virus SARS CoV-2.
Đối với bệnh Ebola, ở đây đều có vaccine và cách chữa. Nhưng nếu nữ bệnh nhân này không mắc Ebola thì chuyện gì sẽ xảy ra? Vậy nên cô trở thành bệnh nhân số O của căn bệnh “X” – ca đầu tiên của một loại mầm bệnh mới có thể lây lan nhanh như virus SARS CoV-2, tỉ lệ tử vong lên tới 50-90% như Ebola.
Trong quá trình điều trị cho cô, đội ngũ y, bác sĩ trang bị khẩu trang, găng tay dán kín, quần yếm chống hiểm họa sinh học, kính bảo hộ, mũ trùm đầu và vai. Họ lo sợ cô có những triệu chứng như mắc Ebola nhưng trên thực tế không phải vậy. Nó có thể là một loại virus mới, vốn trước đây đã từng được biết đến, song kết quả xét nghiệm đều không thể giải thích triệu chứng sốt cao và tiêu chảy của cô.
Lãnh đạo dịch vụ y tế tại Ingende – tiến sĩ Christian Bompalanga, nói: “Các xét nghiệm liên quan đến Ebola đều âm tính. Chúng tôi sẽ phải tiến hành xét nghiệm thêm để xem chuyện gì đang diễn ra. Tại thời điểm này, cũng có một vài ca nghi nhiễm như Ebola ở DRC”.
Truy tìm virus gây ra bệnh X bí ẩn tại CHDC Congo (Ảnh: Getty)
Theo WHO, "bệnh X" là tên gọi của một loại bệnh giả thuyết, một đợt bùng phát mà các khoa học gia lo ngại có thể dẫn đến một dịch bệnh hiểm nghèo trên toàn thế giới. Bác sĩ Dadin Bonkole bày tỏ ý kiến: “Chúng ta chưa biết nguyên nhân gây ra Ebola, COVID-19, nên chúng ta phải đề phòng những căn bệnh mới”.
Theo Giáo sư Jean-Jacques Muyembe Tamfum - người đã giúp phát hiện ra virus Ebola vào năm 1976, nhân loại phải đối mặt với vô số loại virus mới có khả năng gây tử vong xuất hiện từ các khu rừng mưa nhiệt đới của châu Phi.
Kể từ khi bệnh dịch được phát hiện đầu tiên lây truyền từ động vật sang người, căn bệnh sốt vàng da được xác định vào năm 1901, các khoa học gia đã tìm thấy ít nhất 200 loại virus khác có thể gây bệnh cho người (hơn 3 loại/năm), có nguồn gốc từ động vật.
Bào chế, tiêm chủng vaccine và giãn cách xã hội
WHO đã phê duyệt khẩn cấp vaccine của Pfizer-BioNTech và Oxford-AstraZeneca. Theo WHO, các ông chủ đã bỏ ra hàng chục tỉ USD để bào chế vaccine đặc hiệu như Pfizer-BioNTech, Moderna, Sputnik V và Sinopharm, vốn đã được phân phối cho hàng chục triệu người dân trên toàn cầu. Sự xuất hiện của B117 khiến nhiều người lo ngại về hiệu quả của vaccine.
Tuy nhiên, hiện tượng người tiêm vaccine của Pfizer-BioNTech vẫn mắc COVID-19 đã xảy ra. Bởi thời gian để vaccine của Pfizer/BioNTech có tác dụng là 8-10 ngày từ mũi tiêm đầu tiên và chỉ phát huy 95% hiệu quả sau 2 liều.
Bộ trưởng Bộ Y tế Hàn Quốc Kwon Deok-cheol cho biết chính phủ nước này sẽ duy trì giãn cách xã hội ở Seoul đến hết ngày 3/1, giới chức cũng nâng cảnh báo, phòng, chống dịch lên mức độ 3. Các câu lạc bộ đêm, phòng karaoke, trung tâm thể dục, trường luyện thi sẽ tạm ngừng hoạt động; cấm tụ tập quá 5 người và yêu cầu đóng cửa khu nghỉ mát, trượt tuyết, các điểm du lịch trong dịp đầu năm mới; doanh nghiệp bắt buộc cho 100% nhân viên làm việc tại nhà.
Trung Quốc phát hiện 5 ca nhiễm biến chủng mới ở Bắc Kinh, đã gấp rút cho người dân xét nghiệm hàng loạt. Bộ trưởng Y tế Olivier Veran cho biết Pháp đang xem xét lệnh giới nghiêm sớm hơn vào buổi tối tại nhiều tỉnh, thành của nước này, kéo dài thời gian giới nghiêm từ 20h đến 6h hôm sau.
Nhiều chính phủ… méo mặt
Theo WHO, chi tiêu y tế tăng nhanh trên thế giới, kể cả các nước nghèo lẫn trung bình. Bình quân chi tiêu cho phòng chống dịch cùng các bệnh lạ chiếm hơn 10% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong bối cảnh họ lần lượt tăng chi cho ngân sách quốc gia trung bình mỗi năm 4 hay 6%.
Nói là của ngân sách nhà nước và từ các nguồn khác như bảo hiểm y tế.., nhưng thực chất là móc từ túi của người dân qua đóng thuế (mỗi năm thế giới có khoảng 100 triệu người bị đẩy vào tình trạng cực nghèo) cộng thêm với hoạt động tài trợ của các tổ chức phi chính phủ.
Cũng theo WHO, nguồn chi tiêu chủ yếu cho y tế là từ ngân sách, trung bình chiếm khoảng 51% tổng nguồn chi tiêu cho y tế của một nước. Nhưng chi tiêu cho y tế không phải là một khoản chi phí, mà nó là một khoản đầu tư vào giảm nghèo, việc làm, năng suất, tăng trưởng kinh tế toàn diện và xã hội lành mạnh hơn, an toàn hơn, công bằng hơn.
Tại các nước có thu nhập trung bình, ngân sách dành cho chi tiêu y tế tính trên đầu người đã tăng gấp đôi kể từ năm 2000. Những nước có thu nhập trung bình thấp chi 60 USD/người, còn các nước thu nhập trung bình cao chi gần 270 USD/người. Chi tiêu công cho y tế của các nước tăng lên, người dân sẽ bị rơi vào tình trạng đói nghèo khi sử dụng các dịch vụ y tế.
Rốt cuộc, thì chính phủ và người dân… méo mặt khi các biến thể nguy hiểm, Ebola và mới đây là “Bệnh X” bí ẩn và đại dịch COVID-19 sẽ bùng phát mãnh liệt trong năm 2021.
Thủy Tiên
Bình luận
Nổi bật
Quảng Ninh: Diễn đàn đầu tư số Quốc tế tại Việt Nam năm 2024
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43
(CL&CS) - Trong khuôn khổ Tuần lễ số Quốc tế Việt Nam được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, ngày 20/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức Diễn đàn đầu tư số quốc tế tại Việt Nam năm 2024.
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43
(CL&CS) - Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 330/KH-UBND ngày 18/11/2024 về việc thực hiện Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2025.
10 giải pháp công nghệ vào chung kết Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43
(CL&CS) - Vừa qua, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) cho biết, Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024 (Data for life 2024) do Bộ Công an phát động, đã chọn được 10 đội xuất sắc vào chung kết, diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/11 tới.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.