Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 28/05/2017, 16:08 PM

Thế giới chờ quyết định của Tổng thống Trump về Thỏa thuận Paris

(NTD) - Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sẽ quyết định về việc có rút khỏi thỏa thuận biến đổi khí hậu vào tuần tới. Cả thế giới đang hồi hộp chờ cái ngày ông đặt bút ký, bởi vì nếu có Mỹ đồng ý, tất yếu sẽ có một số biện pháp tích cực cứu tầng Ozone khỏi bị thủng thêm nữa.

Thỏa thuận chung Paris là gì?

Đài BBC News đưa tin chiều 28/5 (giờ VN), ông Trump viết trên Twitter rằng sẽ đưa ra "quyết định cuối cùng" về thỏa thuận chung Paris sau khi về Washington. Ông rời Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Sicily hôm 27/5 mà không tái khẳng định cam kết về hiệp định, không như sáu nhà lãnh đạo trong nhóm G7. Trước đây, ông đã đe dọa rút khỏi hiệp định này.

Ông Trump, người từng mô tả tình trạng biến đổi khí hậu là "trò lừa bịp" được ghi nhận vẫn bảo lưu quan điểm trước các thành viên trong nhóm. Việc tổng thống Mỹ lưỡng lự về thỏa thuận chung Paris khiến ông bất hòa với các thành viên khác của G7.

Đây là thỏa thuận khí hậu toàn diện đầu tiên của thế giới, được đưa ra năm 2015, với mục tiêu giữ cho nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2 độ C. Để làm được điều này, các quốc gia phải cam kết giảm lượng khí thải carbon. Nhưng nó chỉ có hiệu lực sau khi được ít nhất 55 quốc gia, chiếm 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu, phê chuẩn.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký phê chuẩn Thỏa thuận chung Paris vào tháng 9/2016, và các thành viên G7 trông đợi Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ nó vì Mỹ là nước phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều thứ hai sau Trung Quốc.

Tại sao ông Trump không thích thỏa thuận này?

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump nói với các cử tri rằng ông muốn hủy bỏ những thỏa thuận "trái với lợi ích quốc gia", trong khi nhiều lần hứa hẹn sẽ bảo vệ ngành than vốn là nguồn phát thải carbon. Tuy thế, ông vẫn muốn đẩy mạnh sản xuất than để tạo thêm nhiều việc làm.

Ông cũng bày tỏ sự nghi ngờ về nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu và nói rằng đó là một "trò lừa bịp" do các nước gây ô nhiễm môi trường thế giới nhất chủ xướng.

TrumpParis
Quan điểm của Tổng thống Donald Trump (phải) về biến đổi khí hậu khiến các cuộc thảo luận tại G7 “rất khó khăn” (Ảnh: AFP)

Được biết, tại các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hiệp Quốc ở Bonn, Đức vừa qua, những lo ngại về khả năng Hoa Kỳ rút khỏi Thỏa thuận Paris có thể sẽ là trọng tâm bàn thảo. Các nhà đàm phán từ gần 200 quốc gia nhóm họp trong gần hai tuần thảo luận để phát triển các quy tắc thực thi thỏa thuận. Tổng thống Trump cũng đã từng chống sắc lệnh về môi trường của người tiền nhiệm Barack Obama, theo ông, là gây tốn kém.

Lo ngại Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris

Nhưng mối lo ngại ngày càng tăng về khả năng ông Trump sớm rút khỏi thỏa thuận năm 2015 đang phủ bóng các cuộc thảo luận. Một số đại biểu cho rằng động thái này sẽ là đòn giáng cho thỏa thuận mang tính bước ngoặt. Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu thường là sự kiện không gây nhiều chú ý nhưng đây là cuộc họp đầu tiên của các đại biểu từ khi ông Trump nắm quyền.

Vào cuối tháng 3/2017, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh lật ngược những chính sách thời Obama nhằm kìềm chế biến đổi khí hậu.Ông nói rằng điều này sẽ chấm dứt "cuộc chiến về than" và "hủy các quy định giết chết công ăn việc làm".Sắc lệnh về Độc lập Năng lượng đình chỉ hơn nửa tá chính sách mà người tiền nhiệm của ông ban hành, và thúc đẩy nhiên liệu hóa thạch.

TrumpParis3
Giảm khí thải từ những nhà máy năng lượng than là một yếu tố quan trọng trong cam kết của Mỹ trong Thỏa thuận Paris (Ảnh: AP)

Các nhóm doanh nghiệp khen ngợi động thái này của chính phủ Trump nhưng các nhà hoạt động môi trường lên án nó. Bên ngoài Nhà Trắng dạo đó, vài trăm người biểu tình phản đối lệnh này. Trong khi đó ở bên trong, Tổng thống được vây quanh bởi các thợ mỏ khi ông ký lệnh, và tuyên bố: "Chính quyền của tôi đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến về than. Với sắc lệnh ngày hôm nay, tôi làm nên những bước tiến lịch sử để giảm bớt những hạn chế về luật liên bang đối với sản xuất than, và hủy các quy định giết chết công ăn việc làm".

Trong chiến địch vận động bầu cử tháng 12/2015, ông Trump cũng cam kết Mỹ sẽ rút lui ra khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris. Dù Mỹ có quyết định như thế nào, EU, Ấn Độ và Trung Quốc nói sẽ vẫn cam kết với Thỏa ước Paris. Xung quanh Thỏa thuận này, trong tương lai sẽ còn tranh cãi dài dài, cho dù ông Trump có ký hay không.

                                                                                                  Lê Miên Tường (Theo BBC News, 5/2017)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.