Thứ tư, 06/03/2024, 19:04 PM

Thành phố tương lai của Việt Nam sẽ có gần 30% diện tích là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới

Nơi đây sở hữu di tích đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, là Di sản Thế giới kép đầu tiên và duy nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Ngày 5/3, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo định hướng đến năm 2025, Ninh Bình hoàn thành sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quy định gắn với cơ cấu lại không gian địa giới hành chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới.

Thực hiện hợp nhất TP. Ninh Bình và huyện Hoa Lư, đồng thời sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gắn với định hình tính chất đơn vị hành chính mới sau hợp nhất là “Đô thị Di sản thiên niên kỷ”. Cùng với đó, hoàn thiện các tiêu chí công nhận đơn vị hành chính mới sau hợp nhất là đô thị loại I trực thuộc tỉnh...

Theo Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 28/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ, trong tổng diện tích 21.000ha đô thị Ninh Bình thì diện tích Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An chiếm khoảng 12.000ha, trong đó vùng lõi di sản là 6.000ha với điển hình nhất là Cố đô Hoa Lư với hàng nghìn năm lịch sử.

TP. Hoa Lư trong tương lai sẽ có gần 30% diện tích là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An

TP. Hoa Lư trong tương lai sẽ có gần 30% diện tích là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt, trong thời gian tới, TP. Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ được hợp nhất để trở thành TP. Hoa Lư, nghĩa là gần như toàn bộ phạm vi quy hoạch chung đô thị Ninh Bình sẽ trở thành TP. Hoa Lư trong tương lai và thành phố mới sẽ có gần 30% diện tích là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Là một vùng đất cổ có con người cư trú từ hàng vạn năm trước, đặc biệt, vào thế kỷ thứ X, Ninh Bình là kinh đô của Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam. Hiện nay, với việc lưu giữ được nhiều nét kiến trúc, văn hóa kinh kỳ độc đáo cùng những giá trị địa chất, địa mạo nổi bật toàn cầu của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An… Ninh Bình hội đủ những điều kiện để xây dựng “Đô thị Di sản” trong tương lai.

Bên cạnh đó, Ninh Bình cũng là nơi hội tụ, giao thoa văn hóa và tôn giáo theo nghĩa nhân văn nhất. Mảnh đất này là chứng tích của những con người đất Việt với những đức tin tôn giáo khác nhau, sống hòa hợp, yên bình, tương kính và nhân văn. Địa phương này cũng là vùng đất có tài nguyên địa hình đa dạng, phong phú và vô cùng hấp dẫn trên nền cảnh quan đặc sắc cùng bề dày lịch sử văn hóa nhân loại cũng như lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam, có một nền văn hóa kinh kỳ đô hội còn tiếp nối, vang vọng đến ngày hôm nay.

Trong suốt hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta, vùng đất Ninh Bình luôn là địa bàn chiến lược, ghi dấu những mốc lịch sử hào hùng về bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Ảnh: Ninh Mạnh Thắng/Báo Lao Động

Trong suốt hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta, vùng đất Ninh Bình luôn là địa bàn chiến lược, ghi dấu những mốc lịch sử hào hùng về bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Ảnh: Ninh Mạnh Thắng/Báo Lao Động

Hiện nay, dấu tích của Cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư là một trong 4 vùng lõi thuộc Quần thể danh thắng Tràng An với hai yếu tố nổi bật về văn hóa và thiên nhiên. Di tích này đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, là Di sản Thế giới kép đầu tiên và duy nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Đồng thời, nơi đây được Tổng Giám đốc UNESCO đánh giá là một trong những mô hình mẫu mực, điển hình về kết hợp thành công giữa phát triển kinh tế và du lịch bền vững mà vẫn có thể tôn trọng thiên nhiên, đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân, Nhà nước và doanh nghiệp.

Quỳnh Châu

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.