Dữ liệu cũ
Thứ năm, 28/09/2017, 12:20 PM

Thanh long Việt Nam vào thị trường Australia

(NTD) - Những lô hàng thanh long tươi đầu tiên từ Việt Nam đã được phân phối tại chợ đầu mối Sydney từ sáng sớm ngày 25/9. Từ đây, thanh long Việt Nam được đưa về siêu thị thực phẩm châu Á hay Việt Nam tại tiểu bang New South Wales. Trước đó một ngày, thanh long Việt Nam đã đến với người tiêu dùng thành phố Melbourne và các nơi khác ở tiểu bang Victoria.

47
Thanh long tươi Việt Nam được bày bán và phân phối tại chợ đầu mối Sydney. (Ảnh: TTXVN).

Những lô thanh long tươi này do Công ty TNHH MTV Hoàng Phát ở Long An cung cấp. Giá bán lẻ thanh long tươi Việt Nam tại các siêu thị Á châu hay chợ người Việt tại Sydney và Melbourne phổ biến ở mức 11,99 AUD/ký (trên 200.000 đồng). So với thời điểm mùa đông Australia, từ tháng 5-7 hàng năm, giá bán này chỉ còn khoảng hơn 30%. Giá thanh long tươi vào mùa đông tại các siêu thị lớn của Australia có thể lên đến 30 AUD/ký (550.000 đồng).

Một doanh nhân người Việt kinh doanh thực phẩm châu Á tại Melbourne nói với phóng viên Báo Người Tiêu Dùng: “Thanh long Việt Nam hiện chỉ có thể vào các hệ thống siêu thị nhỏ hoặc các khu chợ do người Việt hay gốc Á làm chủ và khó vào được các hệ thống siêu thị lớn tại Australia như Woolworths, Coles hay Aldi. Tương tự như các sản phẩm mì ăn liền hay phở ăn liền của Vina Acecook. Nguyên nhân chính là chưa có một nhà nhập khẩu hay hệ thống phân phối của người Việt đủ lớn để có thể tiếp cận và đàm phán với các đại siêu thị ở Australia”.

Đón lô hàng thanh long tươi đầu tiên từ Việt Nam tại chợ đầu mối Sydney, bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy - Trưởng đại diện Thương vụ Việt Nam tại Australia nói rằng thanh long tươi là mặt hàng có giá trị khi xuất khẩu sang Australia, đặc biệt vào thời điểm trái mùa. Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược bảo vệ danh tiếng và giữ được thị trường tiềm năng của mình. Bà nói: “Chúng ta cần rút kinh nghiệm từ các mùa vải thiều và xoài khi những chuyến hàng đầu tiên có chất lượng rất tốt, bảo đảm, mang ra chợ bán được giá rất cao, nhưng sau đó giá bị giảm nhanh chóng trong các lô hàng xuất khẩu tiếp theo”.

Các phái đoàn thương mại cấp chính phủ Việt Nam và Australia phải mất đến 9 năm để đạt được thỏa thuận cho phép thanh long Việt Nam vào thị trường Australia. Trước đó, vải thiều của Việt Nam phải mất 12 năm và xoài mất 7 năm mới có thể vào thị trường khó tính này. Nhưng vải thiều và xoài Việt Nam sau đó tự đánh mất danh tiếng của mình tại thị trường Australia do cách làm ăn thiếu trách nhiệm của các công ty Việt Nam.

Việt Nam có khoảng 25.000 ha trồng thanh long với sản lượng khoảng 500.000 tấn/năm. Khoảng 80% số này được xuất khẩu đi 40 nước với doanh thu gần 900 triệu USD mỗi năm, chiếm hơn 50% kim ngạch của mặt hàng trái cây tươi. Việt Nam cũng là nước đầu tiên được Australia cấp phép cho nhập thanh long tươi. Sau thanh long, Việt Nam sẽ tiếp tục đàm phán với chính phủ Australia để đưa chôm chôm, vú sữa, nhãn và chanh dây… nhập vào thị trường nước này.

Ricky Hồ

_NTD_So 111_In_Page_16
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.