Thứ ba, 01/04/2025, 14:23 PM

TCVN 9364:2024 về công tác trắc địa phục vụ thi công nhà cao tầng

(CL&CS) - Khi xây dựng nhà cao tầng để đảm bảo chất lượng, an toàn thì việc quan trắc địa phục vụ thi công theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9364:2024 là vô cùng cần thiết.

Nhà cao tầng là ngôi nhà mà chiều cao của nó là yếu tố quyết định các điều kiện thiết kế, thi công hoặc sử dụng khác với các ngôi nhà thông thường. Theo đó trong thi công xây dựng nhà cao tầng, có một công tác rất quan trọng đó là trắc địa nhà cao tầng hay còn gọi là trắc đạc. Để công việc này diễn ra một cách hiệu quả, khoa học thì cần xây dựng quy trình quan trắc theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9364:2024 Nhà cao tầng - Công tác trắc địa phục vụ thi công do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho công tác trắc địa phục vụ thi công, quan trắc chuyển dịch các công trình nhà cao tầng có số tầng từ 9 đến 40 tầng. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các công trình thấp tầng (nhỏ hơn 9 tầng). Đối với nhà cao trên 40 tầng thì cần áp dụng kết hợp thêm các yêu cầu kỹ thuật bổ sung phù hợp.

Về công tác trắc địa trong quá trình thi công tiêu chuẩn này yêu cầu các tổ, nhóm trắc địa phục vụ thi công xây dựng nhà cao tầng từ công tác thiết kế lưới khống chế thi công, chuyển bản vẽ thiết kế ra thực địa, xây dựng được hệ trục, hệ khung cho nhà cao tầng, các dạng sơ đồ đo, sai số cho phép và các loại máy móc dụng cụ được lựa chọn đảm bảo đạt được các sai số đó.

Để phục vụ cho công tác bố trí trục công trình nhà cao tầng và thi công cần lập một mạng lưới khống chế thi công, dưới dạng lưới độc lập. Với lưới khống chế được thiết kế theo hệ tọa độ quốc gia cần tính chuyển về múi chiếu phù hợp hoặc có thể sử dụng 1 điểm gốc và phương vị gốc.

3

Công tác trắc địa phục vụ thi công nhà cao tầng đóng vai trò quan trọng giúp công trình đảm bảo chất lượng, an toàn. Ảnh minh họa

Công tác thi công cọc trong nhà cao tầng chủ yếu là phần cọc ép và cọc khoan nhồi, các loại cọc khác sẽ không đề cập ở đây. Việc thi công, nghiệm thu công tác này gồm theo trình tự nhận, kiểm tra bản vẽ thiết kế, tính toán tọa độ, kiểm tra tọa độ thiết kế tất các các cọc; Nhận mặt bằng, kiểm tra hệ thống mốc khống chế; Bố trí các vị trí tim cọc, sai số về mặt bằng được nêu trong Bảng 4; Kiểm tra độ thẳng đứng cọc trong quá trình ép (hoặc đóng); Đo vẽ hoàn công vị trí tim, cao độ đầu cọc sau khi ép (hoặc đóng).

Yêu cầu công tác trắc địa thi công phần móng thông thường gồm: Công tác định vị hố móng, chuyền độ cao xuống đáy hố móng; Công tác định vị, lắp đặt ván khuôn (copha) và lắp đặt các kết cấu neo giữ. Với các thiết bị toàn đạc điện tử, có thể bố trí theo phương pháp tọa độ cực hoặc theo phương pháp đo hướng được trình bày trong tiêu chuẩn này.

Yêu cầu của việc thi công phần thân là đảm bảo vị trí thẳng đứng, độ cao, vị trí các cấu kiện theo đúng thiết kế. Công tác trắc địa trong thi công phần thân là chuyển hệ trục tọa độ và độ cao các sàn lên các tầng thi công và bố trí chi tiết các cấu kiện trên sàn.

Yêu cầu công tác đo vẽ hoàn công được tiến hành trong quá trình thi công. Đối với mặt bằng tầng 1 cần đo đầy đủ kích thước tim trục (kích thước thực tế so với kích thước thiết kế). Từ tầng 2 trở lên ngoài kích thước tim trục về mặt bằng cần phải có cả độ nghiêng cột. Khi thi công xong toàn bộ nhà sẽ có một bộ hồ sơ đo vẽ hoàn công cho các tầng và cột để đánh giá chất lượng công trình về kích thước.

Việc đo đạc kiểm tra và đo vẽ hoàn công phải được thực hiện bằng các máy móc, thiết bị có độ chính xác tương đương với các thiết bị dùng trong giai đoạn thi công. Tất cả máy móc này đều phải được kiểm định đảm bảo yêu cầu về chất lượng theo yêu cầu của các quy phạm, tiêu chuẩn hiện hành.

Đặc biệt các yếu tố cần kiểm tra trong quá trình thi công xây lắp, phương pháp, trình tự và khối lượng công tác kiểm tra phải được xác định trước trong phương án kỹ thuật thi công các công tác trắc địa phục vụ thi công công trình.

Vị trí mặt bằng và độ cao của các hạng mục, các cấu kiện hoặc của các phần của tòa nhà hay công trình và độ thẳng đứng của chúng, vị trí các bu lông neo, các bản mã cần phải được xác định từ các điểm cơ sở bố trí hoặc các điểm định hướng nội bộ. Trước khi tiến hành công việc cần kiểm tra lại xem các điểm này có bị xê dịch hay không.

Độ chính xác của công tác đo đạc kiểm tra kích thước hình học và đo vẽ hoàn công không được lớn hơn 20% dung sai cho phép của kích thước hình học được cho trong các tiêu chuẩn chuyên ngành hoặc trong hồ sơ thiết kế. Trong trường hợp công trình được xây dựng theo các tài liệu thiết kế có các dung sai xây dựng và chế tạo không có trong quy phạm hoặc tiêu chuẩn chuyên ngành thì trong phương án kỹ thuật về công tác trắc địa cần phải tiến hành ước tính độ chính xác theo các công thức có cơ sở khoa học.

Kết quả kiểm tra kích thước hình học của các công trình và đo vẽ hoàn công phải được đưa vào hồ sơ lưu trữ phục vụ cho công tác nghiệm thu, sử dụng và bảo trì công trình.

Dựa vào kết quả đo vẽ hoàn công công trình và hệ thống công trình ngầm của công trình để lập bản vẽ hoàn công. Tỷ lệ của bản vẽ hoàn công được lấy bằng tỷ lệ của tổng bình đồ hoặc tỷ lệ bản vẽ thi công tương ứng. Trong trường hợp cần thiết phải lập bảng kê tọa độ của các yếu tố của công trình. Các bản vẽ hoàn công lập ra theo kết quả đo vẽ hoàn công sẽ được sử dụng trong quá trình bàn giao và nghiệm thu công trình, là một phần của hồ sơ tài liệu bắt buộc phải có để đánh giá chất lượng xây lắp công trình.

Lưu ý, công việc quan trắc chuyển dịch công trình được tiến hành trong thời gian xây dựng và sử dụng cho đến khi đạt được độ ổn định về độ chuyển dịch. Việc quan trắc chuyển dịch còn được tiến hành khi phát hiện thấy công trình xuất hiện các vết nứt hoặc có sự thay đổi rõ nét về điều kiện làm việc của công trình.

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

TCVN 9364:2024 về công tác trắc địa phục vụ thi công nhà cao tầng

TCVN 9364:2024 về công tác trắc địa phục vụ thi công nhà cao tầng

sự kiện🞄Thứ ba, 01/04/2025, 14:23

(CL&CS) - Khi xây dựng nhà cao tầng để đảm bảo chất lượng, an toàn thì việc quan trắc địa phục vụ thi công theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9364:2024 là vô cùng cần thiết.

Yêu cầu kỹ thuật, tính an toàn của thang nâng xây dựng vận chuyển hàng theo TCVN 13918-2: 2024

Yêu cầu kỹ thuật, tính an toàn của thang nâng xây dựng vận chuyển hàng theo TCVN 13918-2: 2024

sự kiện🞄Thứ hai, 31/03/2025, 10:37

(CL&CS) - Thang nâng xây dựng là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng, nhà xưởng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn khi thiết kế thang nâng nên đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13918-2: 2024.

Trà Vinh tiếp tục triển khai có hiệu quả hệ thống quản lý ISO

Trà Vinh tiếp tục triển khai có hiệu quả hệ thống quản lý ISO

sự kiện🞄Thứ bảy, 29/03/2025, 12:13

(CL&CS)- Triển khai kế hoạch áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan, đơn vị năm 2025.