Tập trung phát triển mô hình ngân hàng số

(CL&CS) - Tại hội thảo “Phát triển ngân hàng thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được tổ chức ở Hà Nội, ngày 18/11, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng cho biết, ngành ngân hàng đặt mục tiêu phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng.

Ngân hàng phải thông minh hơn, cần phải đi trước đón đầu các nhu cầu của khách hàng và gợi mở sản phẩm, dịch vụ mà có thể khách hàng cần đến trong tương lai.

Ngân hàng phải thông minh hơn, cần phải đi trước đón đầu các nhu cầu của khách hàng và gợi mở sản phẩm, dịch vụ mà có thể khách hàng cần đến trong tương lai.

 

Chuyển đổi số là nhu cầu thiết yếu

Phát biểu tại hội thảo, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho biết, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và bối cảnh đại dịch COVID-19 đặt ra những thách thức đòi hỏi cần có sự chuyển đổi để bắt kịp và thích ứng với bối cảnh mới.

Tại Nghị quyết số 52/NQ-TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia, ngân hàng được xác định là lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hằng ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, cần ưu tiên chuyển đổi số trước.

Trong kế hoạch này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng xác định một trong những mục tiêu tổng quát là phát triển ngân hàng số, ngân hàng thông minh. Và quá trình triển khai Nghị quyết 52 trong hơn 2 năm qua, thì ngành ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số đã thu được nhiều kết quả tích cực, với sự tham gia của cộng đồng các ngân hàng, cũng như là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển đổi số.

Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, nhiều vấn đề đặt ra trong việc hoàn thiện thế chế chính sách cho các ngân hàng cũng như tạo ra môi trường cạnh tranh hợp tác phát triển giữa các ngân hàng, các công ty Fintech, Bigtech, đặt ra khuôn khổ cho Sandbox, hoàn thiện quy định liên quan như Luật giao dịch điện tử…

Cùng chung quan điểm, ông Phạm Tiến Dũng cho biết, hoạt động chuyển đổi số ngành ngân hàng trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực. Các thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã được ứng dụng mạnh mẽ và rộng rãi vào các dịch vụ ngân hàng cốt lõi (thanh toán, tín dụng, tiết kiệm), thanh toán trên thiết bị di động tăng trưởng mạnh hàng năm (90% về số lượng và 150% về giá trị).

Nhiều ngân hàng có trên 90% giao dịch trên kênh số và ngân hàng Việt Nam được đánh giá có mức độ ứng dụng ngân hàng số với tốc độ nhanh nhất trong khu vực.

Bên cạnh đó, hệ sinh thái số, thanh toán số đã được thiết lập với việc kết nối dịch vụ ngân hàng số với hầu hết các dịch vụ số khác trong nền kinh tế mang lại các trải nghiệm liền mạch trên mọi lĩnh vực và tiện ích cho người dùng dịch vụ trên không gian số.

Về kế hoạch thực hiện chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Phó Thống đốc NHNN cho biết, ngành ngân hàng đặt mục tiêu phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng.

Để hiện thực hóa mục tiêu trên, NHNN chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng cho hoạt động chuyển đổi số; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện thuận lợi quá trình chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, kết nối, chia sẻ dữ liệu ngân hàng với dữ liệu ngành, lĩnh vực khác.

Đồng thời, phát triển các mô hình ngân hàng số, ứng dụng công nghệ Cách mạng công nghiệp 4.0 để cung ứng sản phẩm, dịch vụ an toàn tiện lợi với chi phí thấp; bảo đảm an toàn, an ninh mạng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng...

Theo Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng, chuyển đổi số, xây dựng mô hình ngân hàng số cần có sự tham gia, phối hợp tích cực từ các cơ quan, ban ngành, đơn vị liên quan không chỉ là ngành ngân hàng.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, chuyển đổi số đã trở thành nhu cầu thiết yếu của các ngân hàng. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang có những chuyển biến tích cực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách năng động, sáng tạo vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, cần xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong tiến trình chuyển đổi số, đạt hiệu quả cao nhất, gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Ngân hàng phải thông minh hơn

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm bắt xu hướng trong cạnh tranh, ông Phùng Duy Khương, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối khách hàng cá nhân của VPBank khẳng định, thói quen và hoạt động tài chính của khách hàng đang biến đổi từng ngày, vì vậy các ngân hàng sẽ ngày càng phải thông minh hơn, cần phải đi trước đón đầu các nhu cầu của khách hàng và gợi mở sản phẩm, dịch vụ mà có thể khách hàng cần đến trong tương lai.

Sự thay đổi trong hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng được phản ánh rõ qua kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen. Theo đó, tỉ lệ người Việt Nam dùng mobile banking và internet banking ở thời điểm quý 4/2018 lần lượt là 22% và 28%. Gần 3 năm sau, quý 3/2021, tỉ lệ này đã tăng lên 68% và 75%.

Đáng chú ý, đại dịch COVID-19 đã trở thành chất xúc tác thúc đẩy sự dịch chuyển nhanh hơn. Kết quả từ một cuộc khảo sát của Nielsen trong năm 2021 cho thấy, gần 40% người tiêu dùng tại Việt Nam đang dùng ngân hàng số cho biết họ sẽ sử dụng thường xuyên hơn ngay cả khi dịch được kiểm soát.

Tính đến hết tháng 9/2021, tổng lượng giao dịch số trên các kênh của VPBank đã chiếm 98%, thoả mãn thói quen mới thích tự phục vụ, tự trải nghiệm của người dùng. Tỉ lệ khách hàng mở mới thông qua kênh ngân hàng số cũng chiếm tới 83% tổng các kênh…

Theo TS. Phạm Mạnh Thắng, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank thì chuyển đổi số là xu thế quan trọng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng từ đó phát triển hoạt động kinh doanh trên kênh số.

Thời gian qua, Vietcombank đã liên tục nâng cấp đầu tư nền tảng hạ tầng công nghệ mới, nâng cấp ứng dụng số, cải tiến tính năng trên mobile banking để phục vụ khách hàng tốt hơn. Trong quản trị ngân hàng, nhằm đảm bảo cân bằng rủi ro và đổi mới sáng tạo để phục vụ phát triển, các ngân hàng mong muốn tiếp cận các giải pháp tốt hơn từ các đơn vị tư vấn công nghệ và các đơn vị tư vấn công nghệ hiểu thêm nhu cầu của ngân hàng để hợp tác phát triển các sản phẩm.

Ông Nguyễn Quốc Hùng cũng cho rằng, dịch vụ ngân hàng tương tác đặt khách hàng là trung tâm sẽ thay đổi tư duy của ngân hàng trong các hoạt động truyền thống: Việc lấy khách hàng làm trung tâm rất quan trọng khi các ngân hàng bước vào cuộc đua đầu tư cho công nghệ và nhân lực để phát triển hệ sinh thái tiện ích số nhằm đón đầu những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Đẩy mạnh hệ sinh thái số đa dạng trong lĩnh vực ngân hàng

Đẩy mạnh hệ sinh thái số đa dạng trong lĩnh vực ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:55

(CL&CS) - Vừa qua, tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại đã không ngừng đầu tư công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ chuỗi khối vào hoạt động nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho khách hàng.

Thêm ngân hàng triển khai gói vay trả nợ trước hạn tại ngân hàng khác

Thêm ngân hàng triển khai gói vay trả nợ trước hạn tại ngân hàng khác

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:54

(CL&CS) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) triển khai gói vay trả nợ trước hạn khoản vay tại ngân hàng khác với lãi suất cực hấp dẫn, chỉ từ 4,6%/năm, ân hạn nợ gốc lên tới 24 tháng. Đặc biệt, khách hàng không cần chuẩn bị tiền để tất toán khoản vay ở ngân hàng cũ.

LPBank triển khai đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

LPBank triển khai đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 22:47

(CL&CS) - Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) đang triển khai thực hiện các thủ tục để đổi tên ngân hàng theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 thông qua.