Thứ bảy, 02/12/2023, 10:59 AM

Tâm điểm bất động sản tuần qua: Nhà tái định cư bỗng dưng bị thu tiền thuê, cảng hàng không lớn nhất Tây Bắc hoạt động trở lại

Những thông tin bất động sản tâm điểm trong tuần qua đã trở thành điểm sáng của thị trường, thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp…

i.ex-cdn.com-chatluongvacuocsong.vn-files-content-2023-12-01-_dji0954-16383204958831798130588-1686814553955924954730-1616

Khai thác trở lại Cảng hàng không Điện Biên từ 2/12

Theo kế hoạch, từ ngày 2/12, Cảng hàng không Điện Biên sẽ hoạt động trở lại sau thời gian tạm dừng để đầu tư xây dựng, mở rộng.

Sau khi đầu tư xây dựng mở rộng, Cảng hàng không Điện Biên có quy mô đường cất hạ cánh dài 2.400m, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cho máy bay Airbus A321 và các dòng máy bay tương đương.

Cục Hàng không Việt Nam cũng đã cấp phép bay cho Vietnam Airlines với chặng Hà Nội - Điện Biên - Hà Nội và Vietjet Air đối với chặng TP HCM - Điện Biên - TP HCM.

Để chuẩn bị cho việc khai thác trở lại sân bay Điện Biên, ngày 1/12 chuyến bay thử nghiệm của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam bằng máy bay Airbus A321 mang số hiệu VN1802 cất cánh từ sân bay Nội Bài đã đáp xuống sân bay Điện Biên sau gần 1 giờ bay.

Sự kiện này ghi dấu mốc lần đầu tiên trong lịch sử của sân bay Điện Biên đón nhận thành công 1 máy bay cỡ lớn, hiện đại. Sau thành công của chuyến bay thử nghiệm, từ ngày 2/12, Vietnam Airlines chính thức khai thác đường bay thương mại Hà Nội - Điện Biên bằng máy bay Airbus A321 với tần suất 7 chuyến/tuần vào tất cả các ngày trong tuần.

Về lịch trình bay, khởi hành từ Hà Nội lúc 13h05, hạ cánh tại Điện Biên lúc 14h05; chiều ngược lại, cất cánh từ Điện Biên lúc 14h45, hạ cánh tại Hà Nội lúc 15h35.

Mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và ban quản trị tại chung cư Đồng Phát Park View Tower

Theo thông tin từ báo Tuổi trẻ, cư dân cho biết: "Từ mấy năm trước tôi đã làm hợp đồng với chủ đầu tư về việc trông giữ xe ô tô theo tháng, nhưng nhiều ngày trong tháng 11 chúng tôi không thể vào hầm do đường nội khu đã bị đỗ kín xe ô tô. Chủ đầu tư đã đưa ra các giấy tờ sở hữu hầm B2. Nhưng ban quản trị lại cho rằng phải bàn giao cho họ quản lý, vận hành. Từ đó dẫn đến việc xe đỗ kín đường nội khu đã ảnh hưởng đến toàn bộ cư dân (hơn 670 căn hộ) muốn vào lấy xe máy, đi lại trong khuôn viên tòa nhà cũng khó”.

Giải thích cho những xung đột trên, ông Nguyễn Bình Sơn - Phó tổng giám đốc CTCP Đầu tư Đồng Phát – chủ đầu tư tòa nhà cho biết: "Từ ngày 4/8, chủ đầu tư đã ký biên bản bàn giao quản lý, vận hành tòa nhà với ban quản trị có sự chứng kiến của UBND phường Vĩnh Hưng. Trong đó, các bên đã cam kết đối với tầng hầm B2 và phần diện tích thương mại… sẽ do chủ đầu tư tiếp tục quản lý, vận hành, kinh doanh, thu tiền cho đến khi có sự phân định về sở hữu. Tuy nhiên ban quản trị không thực hiện theo nội dung biên bản đã ký".

"Chưa dừng lại, ban quản trị ra thông báo cư dân đóng tiền trông xe tại hầm B2 cho ban quản trị và một nhóm người đã đứng ra thu tiền quản lý quỹ", ông Sơn cho hay.

Tuy nhiên, ông Đặng Hồng Minh - phó ban quản trị tòa nhà chung cư Đồng Phát Park View Tower lại cho biết từ ngày 29/12/2020 có quyết định chính thức công nhận ban quản trị nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao kinh phí bảo trì.

Ông Sơn lại phản bác, đến nay phía chủ đầu tư đã có 3 lần gửi văn bản để thực hiện công tác bảo trì phần sở hữu chung và bàn giao kinh phí bảo trì (khoảng 18 tỷ đồng), nhưng ban quản trị vẫn chưa phối hợp. "Theo quy định tại văn bản số 05 ngày 7/9/2021 của Bộ Xây dựng ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư thì bên bàn giao và bên nhận bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung có trách nhiệm làm thủ tục quyết toán số liệu kinh phí trước khi bàn giao kinh phí bảo trì.

Trong đó, tài liệu quyết toán kinh phí bảo trì sở hữu chung bao gồm biên bản xác định các phần diện tích, thiết bị thuộc sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở. Trước đó, ngày 20/7 làm việc với chủ đầu tư, ban quản trị cũng đã thống nhất thực hiện theo văn bản số 05 và các văn bản khác theo luật định, tuy nhiên từ đó đến nay lại chưa thực hiện".

Chấp thuận phương án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam chạy 350km/h

Bộ Xây dựng thống nhất xây mới đường sắt Bắc - Nam theo kịch bản đường đôi, khổ ray 1.435mm, tải trọng 22,5 tấn/trục, khai thác tàu chở khách và dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu, tốc độ thiết kế 350km/h.

Tổng vốn đầu tư dự án theo kịch bản 3 khoảng 68,98 tỷ USD, trong trường hợp đầu tư ngay hạ tầng, thiết bị, phương tiện để phục vụ khai thác tàu hàng chạy Bắc - Nam thì vốn đầu tư dự án khoảng 71,69 tỷ USD.

Với kịch bản này, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được làm mới hoàn toàn với 60% là cầu, 10% hầm, 30% chạy trên nền đất.

Toàn tuyến có 23 ga khách, 5 khu tập kết, sửa chữa, bảo dưỡng, 40 cơ sở bảo trì hạ tầng, 5 ga hàng, 4 đề pô, 28km tuyến nối ga để khai thác chạy tàu hàng khi nhu cầu hàng hóa vượt quá năng lực khai thác. Cần sắm 74 đoàn tàu động lực phân tán, với 1.184 toa xe, năng lực chạy tàu đáp ứng 175 đôi tàu/ngày đêm (đường sắt tốc độ cao 150 đôi tàu, đường sắt hiện hữu 25 đôi tàu), vận chuyển khoảng 133,5 triệu hành khách/năm và 20 triệu tấn hàng hóa/năm.

Đường sắt Đà Lạt - Trại Mát xuống cấp nghiêm trọng 

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, kiểm tra gần đây của các cơ quan chức năng cho thấy đường sắt này xuống cấp rất nghiêm trọng. Một số vị trí trên tuyến sạt lở cục bộ, nước thải và rác thải làm mất an toàn giao thông, ảnh hưởng du khách và người dân địa phương.

Cụ thể, qua kiểm tra, nhiều đường cong liên tục, toàn bộ các đường cong đều không có ray hộ bánh; tuyến đi qua khu vực đồi núi cao, độ dốc dọc tương đối lớn, đặc biệt đoạn dốc trước ga Trại Mát (hướng Đà Lạt - Trại Mát); nền đường sắt hiện tại rộng trung bình 5m, có nhiều vị trí nền đào sâu và đắp cao. Dọc theo hành lang đường sắt chủ yếu là đồi núi, mỗi khi mưa lớn nước trên sườn đồi chảy xuống nền đường sắt kéo theo đất đá gây ngập đường sắt từ 20cm - 50cm ảnh hưởng rất lớn đến chạy tàu.

Ray trên tà vẹt bê tông xen lẫn tà vẹt sắt của Pháp đã bị mòn và hư hỏng nhiều; đá ba lát hiện tại thiếu chiều dày, đá bẩn, độ đàn hồi kém nhiều vị trí nền đá bị đất vùi lấp, mặt nền đá bị cỏ cây che phủ; ga kết cấu bê tông xi măng và cấp phối đất không đảm bảo mỹ quan, phù hợp với kiến trúc khu ga, chiều dành đường ga Trại Mát ngắn không đủ để đón tàu có chiều dài lớn hơn 4 toa xe.

Ngoài ra, theo Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, trên toàn đoạn tuyến không có cầu mà chỉ có 19 cống để thoát nước; hiện tại 2 bên tuyến một số đoạn có hệ thống rãnh thoát nước dọc và một số vị trí có rãnh thoát nước ngang, tuy nhiên phần lớn đã bị đất đá vùi lấp do đó trên tuyến thường xuyên bị ngập úng cục bộ.

Hà Nội công bố chi tiết loạt dự án sẽ bị "khai tử" vì chậm triển khai

UBND TP Hà Nội có báo cáo gửi HĐND TP về kết quả thực hiện Nghị quyết số 04 ngày 08/4/2022 của HĐND TP về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn thành phố.

Trong số 32 dự án đã có quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất có loạt dự án khu đô thị, nhà ở với quy mô lớn, có thể kể đến như: Khu đô thị Thanh Lâm - Đại Thịnh 1 và Khu đô thị Mê Linh - Đại Thịnh (huyện Mê Linh) của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD); Dự án Khu đô thị mới Việt Á, xã Thanh Lâm (huyện Mê Linh) của Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á; Khu đô thị mới BMC, xã Đại Thịnh (huyện Mê Linh) của Công ty Vật liệu xây dựng và lắp ráp thương mại;

Khu đô thị mới Prime Group (Khu đô thị sinh thái Đại Thịnh) xã Đại Thịnh, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh của CTCP Prime Group; Khu nhà ở cao cấp Phương Viên (huyện Mê Linh) của CTCP Thương mại và Dịch vụ du lịch Phương Viên; Dự án Xây dựng khu biệt thự nhà vườn, xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) của CTCP Đầu tư An Lạc; Dự án xây dựng biệt thự nhà vườn Thạch Thất của Công ty xây dựng Trường Giang; Biệt thự nhà vườn Thạch Thất của CTCP TM quốc tế Thành Như; Xây dựng HTKT khu biệt thự Sunny light tại xã Yên Bình (huyện Thạch Thất) của CTCP Ánh Dương;

Dự án Tổ hợp công trình công cộng, chung cư cao tầng tại 162 Nguyễn Văn Cừ, (quân Long Biên) của HTX Công nghiệp Thăng Long; Dự án tổ hợp văn phòng dịch vụ nhà ở tại số 5 đường Trường Chinh (phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân) của CTCP VLXD và XNK Hồng Hà; Dự án trụ sở, văn phòng kết hợp bãi đỗ xe tại Khu đất đấu giá Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) của Công ty cổ phần Bất động sản AIC;…

Bình luận

Nổi bật

Điểm ấn tượng của tuyến cao tốc 17.000 tỷ là trục cao tốc Bắc - Nam đi qua 2 thành phố

Điểm ấn tượng của tuyến cao tốc 17.000 tỷ là trục cao tốc Bắc - Nam đi qua 2 thành phố

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 13:27

Tuyến cao tốc có ý nghĩa quan trọng với vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ dự kiến sẽ được triển khai trong năm 2024.

Tỉnh mệnh danh là 'thiên đường mới' của Việt Nam cần hơn 19.000 tỷ đồng để phát triển gần 60 dự án nhà ở

Tỉnh mệnh danh là 'thiên đường mới' của Việt Nam cần hơn 19.000 tỷ đồng để phát triển gần 60 dự án nhà ở

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 13:26

Trong năm 2024, tỉnh được mệnh danh là 'thiên đường mới' của Việt Nam - Phú Yên dự kiến sẽ cần khoảng 19.328 tỷ đồng để phát triển dự án nhà ở.

Từ năm 2024, muốn làm sổ đỏ cần đóng 6 khoản phí bắt buộc này

Từ năm 2024, muốn làm sổ đỏ cần đóng 6 khoản phí bắt buộc này

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 12:47

Người sử dụng đất nếu muốn làm được giấy chứng quyền sử dụng đất bắt buộc sẽ phải nộp 6 loại phí này từ năm 2024.