Sacombank sẵn sàng chia cổ tức

(CL&CS) - Theo ông Dương Công Minh, Chủ tịch Sacombank cho hay, lãnh đạo ngân hàng cũng muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn, vì giá cổ phiếu đang rất tốt, nhưng vẫn phải chờ NHNN chấp thuận và quá trình tái cơ cấu thành công.

Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 5.280 tỷ đồng, tăng 20% so với kết quả năm 2021.

Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 5.280 tỷ đồng, tăng 20% so với kết quả năm 2021.

Ngày 22/4, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh cũng như trình Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phương án chia cổ tức cho cổ đông. Đại hội cũng sẽ bầu HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2022-2026.

Đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 20% so với cùng kỳ

Sacombank đề ra mục tiêu đến cuối năm 2022, quy mô tổng tài sản đạt 573.500 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Tổng nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng dự kiến tăng lần lượt 10% và 12%, tương đương đạt 512.700 tỷ đồng và 435.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 2%. Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 5.280 tỷ đồng, tăng 20% so với kết quả năm 2021.

Chia sẻ về kết quả kinh doanh năm 2022, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc cho biết, chỉ trong 4 tháng đầu năm, Sacombank đã ghi nhận tăng trưởng huy động hơn 7%, tăng trưởng tín dụng hơn 6%. Đặc biệt nợ xấu thu hồi trên 11.500 tỷ, trong đó thực thu mang về cho ngân hàng 6.500 tỷ, dự kiến cả năm sẽ thu hồi và xử lý 15.000 tỷ đồng nợ xấu.

Với tiến độ kinh doanh đang được triển khai quyết liệt, theo bà Diễm, Sacombank tự tin sẽ hoàn thành và vượt mọi chỉ tiêu cổ đông giao, hoàn thành sớm đề án tái cơ cấu.

Để hoàn thành mục tiêu năm, đại diện của Sacombank cũng cho biết, sẽ triển khai các giải pháp trọng tâm thực hiện trong năm nay gồm: Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu và nợ tồn đọng còn lại; tiếp tục phát triển các giải pháp công nghệ số trong tất cả các hoạt động chính của ngân hàng; hoàn thiện các dự án quản trị rủi ro theo Basel II; khai thác hiệu quả nguồn vốn và tăng hiệu suất sử dụng tài sản; mở rộng quy mô; tăng năng suất lao động; thực hiện phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ nhân viên (ESOP) để gắn kết bền chặt hơn giữa người lao động với Sacombank.

Sẵn sàng chia cổ tức

Đại diện Sacombank cho biết, theo số liệu tờ trình phân phối lợi nhuận năm 2021 thì lợi nhuận hợp nhất giữ lại đến cuối 2021 là gần 9.000 tỷ đồng, tương ứng gần bằng 50% vốn điều lệ của Sacombank. Đây là số tiền có thể dùng để chia cổ tức cho cổ đông.

Tuy nhiên, do hiện tại Sacombank đang thực hiện đề án nên việc chia cổ tức phải chờ sự chấp thuận của NHNN. Từ năm 2019 tới nay Sacombank vẫn liên tục trình phương án sử dụng lợi nhuận để chia cổ tức cho cổ đông nhưng vẫn phải chờ sự chấp thuận từ NHNN.

Trước mong mỏi của cổ đông về cổ tức, ông Dương Công Minh, Chủ tịch Sacombank cho hay, lãnh đạo ngân hàng cũng muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn, vì giá cổ phiếu đang rất tốt, nhưng vẫn phải chờ NHNN chấp thuận và quá trình tái cơ cấu thành công.

Báo cáo tại đại hội, Hội đồng quản trị và Ban điều hành Sacombank cho biết, năm 2021 đã gặp không ít khó khăn trong tình hình chung của nền kinh tế, tuy nhiên ngành ngân hàng đã thực hiện mục tiêu kép là vừa hỗ trợ khách hàng vừa đảm bảo an toàn hoạt động trong bối cảnh đại  dịch Covid-19, đóng góp nhiều vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Sacombank cũng đã hoàn thành các mục tiêu trọng yếu.

Kết thúc năm 2021, tổng tài sản của Sacombank tăng 6% lên 521.117 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động đạt 388.216 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,47%, giảm 0,17% so với đầu năm.

Trong năm, Sacombank đạt 4.400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 31,8% so với cùng kỳ và vượt 10% kế hoạch kinh doanh năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.411 tỷ đồng, tăng 27,2%.

Bầu nhân sự HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2022-2026

HĐQT nhiệm kỳ mới dự kiến gồm 7 thành viên, trong đó có hai thành viên HĐQT độc lập. Đứng đầu danh sách ứng cử viên HĐQT là Chủ tịch HĐQT Sacombank - ông Dương Công Minh và Tổng giám đốc - bà Nguyễn Đức Thạch Diễm.

Ông Dương Công Minh và bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đều được nhóm cổ đông sở hữu trên 10% vốn điều lệ và HĐQT nhiệm kỳ 2017-2021 đề cử bầu làm thành viên nhiệm kỳ 2022-2026.

Tiếp theo trong danh sách đề cử là ông Phạm Văn Phong (1962), ông Nguyễn Xuân Vũ (1981), ông Phan Đình Tuệ (1966), bà Phạm Thị Thu Hằng (1962) và ông Vương Công Đức (1971). Cả 5 nhân sự này đều được HĐQT nhiệm kỳ 2017 - 2021 đề cử. Trong đó, ông Đức và bà Hằng được đề cử làm thành viên HĐQT độc lập.

Danh sách đề cử BKS có ông Trần Minh Triết, trưởng BKS đương nhiệm; ông Lê Văn Thành (1963), bà Hà Quỳnh Anh (1971) và ông Lâm Văn Kiệt (1972).

Kết quả bầu cử cho thấy tất cả các ứng viên đều đã trúng cử vào HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2022-2026.

Ông Dương Công Minh tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm làm Phó Chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. Trưởng BKS là ông Nguyễn Minh Triết.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Khối tự doanh công ty chứng khoán ngày 17/4: HPG, ACB... bị xả lượng lớn

Khối tự doanh công ty chứng khoán ngày 17/4: HPG, ACB... bị xả lượng lớn

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 17:02

Khối tự doanh công ty chứng khoán có động thái "lạ" sau 2 phiên mua ròng lượng lớn trước đó.

Ngân hàng duy nhất mang đến giải pháp Đồng hành tri thức - trả góp học phí đến 60 tháng

Ngân hàng duy nhất mang đến giải pháp Đồng hành tri thức - trả góp học phí đến 60 tháng

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 23:21

(CL&CS) - HDBank là ngân hàng duy nhất triển khai gói sản phẩm Đồng hành tri thức - ưu đãi thanh toán học phí và trả góp đến 60 tháng, giải quyết nỗi lo về tài chính cho các các bậc phụ huynh.

Khối tự doanh bất ngờ mua ròng 1.400 tỷ đồng trong phiên VN-Index 'quay xe': Tâm điểm VPB, VIX và HPG

Khối tự doanh bất ngờ mua ròng 1.400 tỷ đồng trong phiên VN-Index 'quay xe': Tâm điểm VPB, VIX và HPG

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 17:54

Khá bất ngờ khi phiên hôm nay trong lúc VN-Index liên tục biến động, khối tự doanh lại tranh thủ "gom" hàng.