Dữ liệu cũ
Thứ tư, 27/11/2019, 17:16 PM

Redmi Note 7S bốc cháy và điềm báo gỡ của Xiaomi?!

(NTD) - Smartphone Redmi Note 7S bốc cháy tại Ấn Độ là do có “ngoại lực tác động và được xếp vào hạng mục hư hỏng do khách hàng gây ra” nên sẽ không kích hoạt chế độ bảo hành sản phẩm. Kết luận trên đã vấp phải sự không đồng thuận của khách hàng và một làn sóng ngầm tẩy chay Xiaomi đã manh nha xuất hiện. Phải chăng đây làm điềm báo gỡ bởi nó xảy ra đúng vào giai đoạn kinh doanh “khó khăn” của hãng công nghệ có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Như đã biết, với thiết kế thời thượng, cấu hình cao cấp, nhưng giá cả lại rất phải chăng và chính sách hậu mãi linh hoạt…đã giúp cho các dòng smartphone của hãng Xiaomi được người tiêu dùng, nhất là tại những nước đang phát triển đón nhận nồng nhiệt. Xiaomi hiện là nhà sản xuất smartphone lớn thứ 5 thế giới và là thương hiệu số 1 tại thị trường đông dân thứ 2 thế giới, Ấn Độ.

Tuy nhiên, việc chiếc Redmi Note 7S tự dưng bốc cháy và thái độ đùn đẩy, chối bỏ trách nhiệm từ nhân viên chăm sóc khách hàng của Xiaomi Ấn Độ có thể sẽ khiến Xiaomi ôm hận!?

Chủ nhân chiếc Redmi Note 7S bốc cháy là anh Chavhan Ishwar, sống tại thành phố Thane, bang Maharashtra kể lại: Anh mua chiếc điện thoại trên trang bán hàng trực tuyến Flipkart vào ngày 4/10. Điện thoại vẫn hoạt động bình thường cho đến hôm 2/11 thì tự dưng bốc cháy mà không hề cắm sạc. Rất may là vụ cháy không gây ra thiệt hại gì nghiêm trọng.

Anh Chavhan sau đó đã chủ động liên hệ với một cửa hàng ủy quyền của Xiaomi tại Thane để được hỗ trợ. Tuy nhiên, cửa hàng này cho rằng, chiếc Redmi Note 7S của anh không đủ điều kiện để được bảo hành.

Quá bức xúc, anh này đã gọi điện trực tiếp tới Xiaomi Ấn Độ và nhận được phản hồi “Pin không thuộc diện được bảo hành”. Mặc dù, qua hình ảnh thì ai cũng có thể thấy chiếc Redmi Note 7S bị bốc cháy xuất phát từ pin và làm cháy toàn bộ phần bên dưới của chiếc smartphone.

“Sau khi điều tra kỹ càng, chúng tôi kết luận vụ cháy xảy ra do có ngoại lực tác động và được xếp vào hạng mục hư hỏng do khách hàng gây ra”. Chính bởi vậy, chiếc Redmi Note 7S bốc cháy không nhận được bảo hành từ Xiaomi.

Theo lý giải của Xiaomi, rất có thể chiếc Redmi Note 7S đã bị va đập ở đâu đó, khiến cho viên pin bị biến dạng, gây đoản mạch và dẫn đến bốc cháy.

Nghe qua có vẻ hợp lý, nhưng xâu chuỗi kỹ lại các sự kiện thì có thể thấy những chỉ trích của dư luận liên quan đến thái độ “đùn đẩy, chối bỏ” trách nhiệm của các hệ thống, cửa hàng ủy quyền Xiaomi không phải là không có cơ sở.

Thứ nhất, viên pin smartphone bị cháy có thể do lỗi người dùng, nhưng cũng có thể do lỗi của nhà sản xuất. Vậy dựa vào đâu các đại lý ủy quyền tại Ấn Độ lại từ chối bảo hành vì cho rằng nguyên nhân gây cháy là do khách hàng?

Thứ hai, Xiaomi Ấn Độ cho rằng “pin không thuộc diện được bảo hành”. Vậy hà cớ gì trong văn bản phản hồi chính thức sau đó, Xiaomi lại “ngầm” kết luận nguyên nhân là do thiết bị bị ngoại lực tác động khiến cho pin biến dạng, gây đoản mạch và dẫn đến bốc cháy?!

Xiaomi Ấn Độ tuyên bố, chất lượng sản phẩm và chính sách hậu mãi là điều được Xiaomi xem trọng nhất và sự tin tưởng của người dùng Ấn Độ trong 5 năm qua với hãng là minh chứng rõ ràng nhất. Tuy nhiên, có vẻ như những phát biểu trên đã và sẽ không còn chính xác nữa sau vụ việc này.

a2
Smartphone Xiaomi liệu có còn "ngon - bổ - rẻ" trong tâm trí người tiêu dùng?!
a
Năm 2018, anh Bhavana Surykiran sống ở bang Andhra Pradesh đã suýt mất mạng khi chiếc Xiaomi Redmi Note 4 phát nổ ngay trong túi quần. Đáng nói, anh này vừa mua sản phẩm mới được 20 ngày.

Điềm gỡ của Xiaomi

Mặc dù vẫn đang là hãng có doanh số số 1 tại thị trường Ấn Độ, nhưng thị phần của hãng lại sụt giảm trong 2 quý gần đây. Quý 2/2019, Xiaomi chễm chệ ngôi đầu với 31% thị phần thì đến quý 3 con số này chỉ còn 26%.

Cùng thời điểm, thị phần của các đối thủ “đồng hương” lại tăng mạnh hoặc giảm rất ít. Trong đó, Realme từ 8% thị phần trong quý 2 tăng lên thành 16% trong quý 3. Hay như Samsung và OPPO tuy thị phần có giảm nhưng con số này chỉ là 1 điểm phần trăm.

Nhìn rộng ra, doanh số của Xiaomi tại Ấn Độ hiện đang chững lại, trong khi các đối thủ lại tăng trưởng chóng mặt. Quý 2/2019, hãng bán được 10,3 triệu sản phẩm và chiếm 31% thị phần. Tăng 4 điểm phần trăm thị phần so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng liếc sang các đối thủ, rõ ràng những nhà lãnh đạo của công ty này không thể kê cao gối ngủ, dù vẫn đang giữ vị thế “ông trùm”.

Cụ thể, Vivo tăng 63%, OPPO tăng 25% và đặc biệt là Realme, từ việc chỉ bán có 700 ngàn thiết bị và giữ 2% thị phần trong quý 2/2018 sau 1 năm đã chiếm 8% thị phần.

a1
Chiếc Redmi Note 7S bốc cháy ngay trên bàn làm việc.

Tại Trung Quốc, tình hình còn bi quan hơn cho Xiaomi sau sự “trở lại” mạnh mẽ của Huawei. Theo báo cáo của Canalys, Huawei bán được 41,5 triệu chiếc smartphone trong quý 3/2019, tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái và hiện chiếm 42,4% thị phần. Trong khi đó, Xiaomi chỉ bán ra được có 8,8 triệu sản phẩm, chiếm vỏn vẹn 9% thị phần, giảm 33%. Đáng nói, đây là mức giảm cao nhất trong số 5 hãng nắm thị phần lớn nhất thị trường smartphone Trung Quốc hiện nay.

Thống kê từ Canalys cũng cho thấy, trong quý 3/2019, doanh số Vivo đã giảm 5 triệu chiếc, Oppo giảm 4 triệu chiếc và Xiaomi giảm 5 triệu chiếc. Trong khi, iPhone của Apple chỉ giảm có 2 triệu chiếc và niềm vui tăng trưởng chỉ là chuyện của riêng Huawei với doanh số tăng 17 triệu chiếc.

Hay như trong quý 2, thời điểm người dân Trung Quốc tẩy chay iPhone mạnh mẽ nhất để trả đũa cho việc Mỹ “đánh” Huawei thì Apple cũng chỉ giảm có 1 triệu sản phẩm. Trong khi OPPO, Vivo và Xiaomi đều giảm xấp xỉ 20%.

Thị phần tại Trung Quốc thì đang bị Huawei nắm giữ; tại Ấn Độ thì đang bão hòa; tại thị trường Đông Nam Á, Xiaomi cũng chỉ lẽo đẽo theo sau Samsung và OPPO. Tại Việt Nam, Xiaomi hiện chiếm 9% thị phần nhờ dòng sản phẩm “ngon, bổ, rẻ” trong khi con số tương ứng của Samsung và OPPO lần lượt là 36% và 26%.

Redmi Note 7S bốc cháy vào đúng thời điểm “u ám” trong việc kinh doanh của Xiaomi. Phải chăng đây là điềm gỡ của Xiaomi?!

a2-3081-1574241194
Xiaomi tại Ấn Độ ghi nhận sự việc nhưng từ chối bảo hành.

 

Thanh Minh

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.