Thứ hai, 15/04/2024, 16:56 PM

Phát triển kinh tế tuần hoàn: Cuộc cách mạng xanh của thế kỷ 21

(CL&CS) - Phát triển kinh tế tuần hoàn là xu thế thời đại, là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21 và phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức và trở ngại trong quá trình chuyển đổi này.

Phát triển kinh tế tuần hoàn là xu thế thời đại (ảnh minh họa)

Phát triển kinh tế tuần hoàn là xu thế thời đại (ảnh minh họa)

Đó là nhận định của các chuyên gia trong và ngoài nước về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp, khu kinh tế tại Việt Nam.

Về vấn đề này, ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng phát triển kinh tế tuần hoàn đang là xu thế thời đại mà nhiều quốc gia trên thế giới coi là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21 và phù hợp với định hướng phát triển đất nước trong giai đoạn tới. Trong đó, mô hình khu công nghiệp sinh thái chính là động lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Đánh giá cao vai trò của mô hình khu công nghiệp sinh thái trong việc xanh hóa các khu công nghiệp, ông Lê Thành Quân cho rằng việc thực hiện kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp nói chung và khu công nghiệp nói riêng là một trong những nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, huy động nguồn lực của khu vực tư nhân cho các giải pháp công nghiệp xanh, đảm bảo an ninh năng lượng và thể hiện cam kết chính trị đối với các mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam.

Bà Sibylle Bachmann, Trưởng cơ quan Hợp tác và Phát triển, Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam đánh giá, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn sẽ góp phần đáng kể vào tiến trình phát triển công nghiệp bền vững và cạnh tranh ở Việt Nam. Theo bà, chương trình KCN sinh thái chính là cơ sở hình thành môi trường kinh doanh thân thiện theo hướng đổi mới.

Nhấn mạnh kinh tế tuần hoàn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển bền vững, ông Smail Alhilali, Trưởng Ban Kinh tế Tuần hoàn và Quản lý Hóa chất của UNIDO trụ sở chính cho rằng thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp có thể giúp Việt Nam không chỉ giảm tác động môi trường mà còn tạo cơ hội đổi mới và tăng trưởng xanh.

"Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, với các hỗ trợ hiện có và định hướng có sẵn, chúng ta phải bắt tay với nhau, học từ các nước đi trước, thực hiện thành công chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng. Không chỉ sản xuất sạch hơn, giảm phát thải hơn, mà còn phải đặt vấn đề ở cả khâu tiêu dùng", ông Smail Alhilali cho hay.

Lợi ích lớn và còn nhiều tiềm năng nhưng theo ông Lê Thành Quân, để phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ còn nhiều thách thức.

"Chúng ta đều chung một nhận thức rằng việc chuyển đổi theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp, khu kinh tế là yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo phát triển bền vững cho từng khu công nghiệp, khu kinh tế, cho từng địa phương và cả nền kinh tế. Lợi ích này là to lớn và lâu dài, nhưng trong ngắn hạn, nhiều thách thức trở ngại làm cho quá trình chuyển đổi chưa diễn ra mạnh mẽ như mong đợi", Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế cho biết.

Để phát triển kinh tế tuần hoàn toàn diện và bền vững, ông Christian Susan, Quản lý Chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu, Ban Hiệu quả tài nguyên công nghiệp, UNIDO trụ sở chính cho rằng, cần cộng sinh công nghiệp để giúp các công ty có thể đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua chia sẻ dịch vụ với các công ty khác hoặc các khu vực lân cận hợp tác trao đổi sản phẩm cụ thể, năng lượng, nước và sản phẩm phụ với các công ty khác hoặc các khu vực lân cận.

Đưa ra lời khuyên để Việt Nam thúc đẩy kinh tế tuần hoàn từ các khu công nghiệp sinh thái, bà Nilgun Tas, Chuyên gia quốc tế về kinh tế tuần hoàn, Nguyên Phó Tổng giám đốc UNIDO cho rằng cần duy trì sử dụng nguyên liệu và tài nguyên ở cấp độ khu công nghiệp bằng cách khuyến khích các công ty thành viên tạo ra mạng lưới cộng sinh và cho phép họ trao đổi chất thải và sản phẩm phụ.

Đồng thời, đầu tư vào cơ sở hạ tầng chung, cung cấp dịch vụ để tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải tiến thiết kế bằng cách cung cấp đào tạo và xây dựng năng lực cho các công ty khu công nghiệp để triển khai các thực hành kinh tế tuần hoàn.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.