Văn hóa và Đời sống
Thứ tư, 27/03/2024, 07:06 AM

Phấn đấu tăng 10 - 12% khách du lịch bằng đường thủy đến TP.HCM

(CL&CS) - Trong năm 2024, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đặt ra chỉ tiêu lượng khách du lịch bằng đường thuỷ đến Thành phố tăng từ 10 - 12% so với năm 2023.

Đây là một trong những chỉ tiêu mà Sở Du lịch TP.HCM đặt ra trong kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy năm 2024. Ngoài ra, ngành du lịch Thành phố cũng đặt ra chỉ tiêu, có thêm ít nhất từ 5 - 10 sản phẩm du lịch đường thủy mới và có hơn 20 phương tiện vận chuyển đường thủy phục vụ khách du lịch; đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường tại các tuyến điểm du lịch đường thủy; tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp yên tâm, ổn định để hưởng thụ và kinh doanh sản phẩm du lịch.

1

TP.HCM có lợi thế cảnh quan sông nước để phát triển du lịch đường thủy.

TP.HCM xác định, sẽ phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng du lịch đường thủy, đường biển, từng bước đưa Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ hạ tầng về tàu thuyền du lịch hàng đầu của cả khu vực, khẳng định vị trí, thế mạnh về sông nước của Thành phố. Phát triển các sản phẩm du lịch đường thủy trở thành một trong các sản phẩm du lịch đặc thù của Thành phố; kết nối các điểm đến trên các tuyến du lịch đường thủy; hoàn thiện chính sách, chất lượng dịch vụ và kết nối với các doanh nghiệp du lịch khác, đưa các chương trình du lịch đường thủy vào phục vụ khách du lịch giai đoạn 2024 – 2025.

Để đạt được các chỉ tiêu nói trên, ngành du lịch TP.HCM sẽ tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về du lịch đường thủy với giải pháp về quy hoạch; xây dựng quy trình tổ chức và quản lý khai thác thống nhất cho các cảng, bến tàu, cầu tàu; xây dựng bến mới, cầu tàu, bến neo đậu và nhà chờ; tăng cường chất lượng dịch vụ ven sông thông qua các hoạt động thể thao dưới nước, biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực...

Đồng thời ngành du lịch Thành phố sẽ tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động giao thông đường thủy, trong đó chú trọng công tác quản lý luồng tuyến, bến bãi, kiểm soát chất lượng và quy trình hoạt động của phương tiện vận chuyển khách du lịch. Quản lý chất lượng đội ngũ thuyền viên, người điều khiển phương tiện đường thủy, nhân viên phục vụ. Vận động doanh nghiệp đầu tư thêm nhiều loại hình phương tiện đường thủy (du thuyền, tàu nhà hàng, tàu lưu trú...) và đầu tư dự án “Thuyền cà phê” trên các tuyến đường thủy phục vụ nhu cầu của người dân, du khách để tạo sự đa dạng, phong phú cho sản phẩm du lịch.

2

Trong năm 2024, ngành du lịch TP.HCM phấn đấu tăng 10 - 12% lượng khách du lịch bằng đường thuỷ đến Thành phố.

Đáng chú ý, trong năm 2024, ngành du lịch Thành phố sẽ triển khai nhiệm vụ trọng tâm để phát triển sản phẩm du lịch đường thủy như tổ chức các đoàn khảo sát, đánh giá và xây dựng các tuyến du lịch theo chủ đề mới và các sản phẩm du lịch đường thủy kết nối TP.HCM với các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ và các vùng kinh tế khác.

Trong đó phát triển các tuyến du lịch đường thủy tầm ngắn, tầm trung xuất phát từ bến tàu Ngôi Sao Việt (quận 7), bến tàu Bạch Đằng (quận 1), bến tàu Phước Khánh – sông Soài Rạp (huyện Nhà Bè); phát triển các tuyến du lịch đường thủy tầm xa, từ TP.HCM đi Bình Dương, Tây Ninh, Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đến Campuchia và ngược lại.

Tổ chức diễn đàn du lịch tàu biển Việt Nam và diễn đàn liên kết du lịch đường thủy TP.HCM với các vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (dự kiến trong quý 2/2024); tổ chức cuộc thi viết về “Chuyện của những dòng sông”; xây dựng bộ thuyết minh chuẩn về tuyến du lịch đường thủy và tour du lịch đường sông tầm ngắn tương tác thông minh 3D/360; tổ chức gian hàng du lịch đường thủy TP.HCM tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố (dự kiến trong tháng 9/2024).

Du lịch đang là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp rất lớn vào nguồn thu ngân sách của TP.HCM. Theo báo cáo của Sở Du lịch TP.HCM, trong năm 2023, TP.HCM tiếp tục là đơn vị dẫn đầu cả nước về tỷ lệ khách, doanh thu và đóng góp cho ngành du lịch Việt Nam với việc Thành phố đón gần 5 triệu lượt khách quốc tế và gần 35 triệu lượt khách nội địa, tổng doanh thu ngành du lịch đạt trên 160.000 tỷ đồng. Thành phố tiếp tục được vinh danh là “Điểm đến du lịch kinh doanh hàng đầu Châu Á” và “Điểm đến Lễ hội và sự kiện hàng đầu Châu Á”; nằm trong "Top 100 điểm đến du lịch được yêu thích nhất năm 2023".

Riêng trong 2 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu du lịch của Thành phố đạt gần 29.000 tỉ đồng, tăng 35,3% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 15% so với kế hoạch năm 2024. Trong đó khách du lịch nội địa đạt hơn 5 triệu lượt (tăng 10,2%), khách quốc tế đạt hơn 900.000 lượt (tăng 33,5%).

Theo Lao động thủ đô

Bình luận

Nổi bật

Quốc gia rộng gấp 23 lần Việt Nam sở hữu cung đường ven biển 240km đẹp bậc nhất thế giới, đi qua kỳ quan tuyệt đẹp hình thành từ 20 triệu năm trước

Quốc gia rộng gấp 23 lần Việt Nam sở hữu cung đường ven biển 240km đẹp bậc nhất thế giới, đi qua kỳ quan tuyệt đẹp hình thành từ 20 triệu năm trước

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 18:59

Cung đường ven biển này được xây dựng từ năm 1919 để tạo việc làm cho các binh sĩ nước này trở về sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

Con đường duy nhất được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên: Được mệnh danh là 'lãng mạn nhất Hà Nội', nhìn từ trên cao như một cây cầu chạy xuyên hồ

Con đường duy nhất được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên: Được mệnh danh là 'lãng mạn nhất Hà Nội', nhìn từ trên cao như một cây cầu chạy xuyên hồ

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 18:56

Đây là con đường ở Hà Nội do Bác Hồ trực tiếp đặt tên. Con đường này không mang tên danh nhân, cũng không mang tên các sản phẩm hàng hóa.

Cung đường xuyên rừng nguyên sinh đẹp như phim, là điểm đến lý tưởng dịp nghỉ lễ dài ngày sắp tới

Cung đường xuyên rừng nguyên sinh đẹp như phim, là điểm đến lý tưởng dịp nghỉ lễ dài ngày sắp tới

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 18:28

Cung đường xuyên rừng dài khoảng 6km với không gian xung quanh đều là tiếng rừng, tiếng gió thổi và tiếng chim hót.