Dữ liệu cũ
Thứ ba, 11/10/2016, 13:00 PM

Phải làm gì khi bác sĩ 'bó tay', không thể chẩn đoán ra bệnh?

(NTD) - Khi trải qua nhiều lần khám, chụp chiếu, siêu âm…mà nhiều bác sĩ không thể chẩn đoán chính xác, bệnh nhân thường tỏ ra hoang mang, lo sợ. Vậy khi gặp phải trường hợp này, bệnh nhân nên phải làm gì?

Một ví dụ cụ thể cho vấn đề này, người bệnh cảm thấy đau và đi khám ở chuyên khoa tiêu hóa. Tuy nhiên, sau khi chụp X-quang, CT, và nội soi, các bác sĩ không tìm ra bất cứ điều gì để giải thích cho các cơn đau của người bệnh. Đây có thể là một tin vui cho người dùng bởi khi thực hiện các xét nghiệm và chụp phim và cơ thể không có dấu hiệu mắc các căn bệnh quái ác như ung thư ruột, viêm túi thừa, viêm đại tràng…

bác sĩ 1
Phải làm gì khi bác sĩ “bó tay”, không thể chẩn đoán ra bệnh? Ảnh: Medicaldaily

Khi bác sĩ không tìm ra nguyên nhân cũng như xác định căn bệnh mắc phải của người bệnh thì một số khả năng sau có thể xảy ra:

Bác sĩ đã quá vội vàng hoặc bỏ sót điều gì đó

Bác sĩ cũng là con người và trong một số trường hợp có thể bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, nếu bác sĩ thứ hai, thứ ba… đều có chung quan điểm như bác sĩ thứ nhất thì vấn đề có thể không nằm ở đường tiêu hóa.

Có thể các triệu chứng của bạn là biểu hiện sớm của bệnh không thể phát hiện ở giai đoạn này

Đây là một trường hợp xảy ra khá nhiều. Nếu thấy ngứa họng, đi khám và không thấy xuất hiện điều gì bất thường khi khám thì các bác sĩ không thể nào chẩn đoán một các chính xác. Tuy nhiên, nếu người bệnh trở lại khám khi xuất hiện tình trạng đau họng, chảy nước mũi, ho thì bác sĩ có thể kết luận ngay người bệnh đang có dấu hiệu của nhiễm trùng.

Vì thế, người dùng cần loại bỏ ý nghĩ, trước đây các bác sĩ không tìm ra bệnh thì sau này họ cũng không tìm được. Thay vào đó, người dùng cần tập trung và theo dõi các triệu chứng mới của cơ thể và trao đổi với bác sĩ để có một chẩn đoán chính xác.

Người bệnh có thể mắc phải một căn bệnh mà có thể các bác sĩ chưa biết gì về nó

Các bác sĩ luôn phải học hỏi rất nhiều trong quá trình khám và chữa bệnh. Một căn bệnh có rất nhiều nguyên nhân vì thế các bác sĩ không thể chẩn đoán chính xác được bệnh ngay từ lần đầu thăm khám.

Ví dụ: nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày được nhiều người biết đến là do liên quan đến stress. Tuy nhiên, cho đến một ngày bác sĩ tên là Barry Marshall giành giải thưởng Nobel thì người ta mới biết rằng ngoài stress, viêm loét dạ dày còn do chính bản thân con người.

Có thể người bệnh khám nhầm phòng

Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ xem xét đường tiêu hóa còn bác sĩ chuyên khoa tiết niệu kiểm tra đường tiết niệu. Khi đi khám, kết quả chẩn đoán của người bệnh có thể nằm ở khoa thần kinh bởi cơn đau gây ra bởi sự tác động thần kinh hoặc chẩn đoán có thể nằm ở chuyên khoa nào đó. Theo đó, người bệnh không thể đến từng chuyên khoa để xác định xem bệnh của mình có phải nằm ở các lĩnh vực đó không. Thay vào đó, người bệnh nên lựa chọn khám ở bác sĩ đa khoa. Sau khi thăm khám và có những bước kết luận ban đầu, các bác sĩ sẽ gửi kết quả đến từng chuyên khoa để người bệnh có thể xác định bệnh dễ dàng.

Khi thăm khám ở bác sĩ đa khoa, người bệnh nên “nghe lời” bác sĩ

Khi đi khám, người bệnh cần lắng nghe dặn dò và thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu theo yêu cầu của bác sĩ. Không nên khăng khăng đòi thực hiện các xét nghiệm hay chụp chiếu khác vì người bệnh đã đọc được trên mạng và những biểu hiện, triệu chứng tương tự như vậy. Điều đó sẽ khiến người bệnh tốn thời gian và tiền của cho những thứ vô ích.

Không nên nhắm mắt tin vào bác sĩ nhưng cũng đừng đặt hết niềm tin vào mạng internet

Internet là cổng thông tin cho người dùng tham khảo chứ không phải là  “ông Bụt” có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về căn bệnh của con người. Vì thế không nên quá tin vào internet khi bác sĩ chưa đưa ra được lời kết luận mà internet đã có thể đưa ra lời chẩn đoán qua những triệu chứng.

Con người không nên tin rằng nếu bác sĩ chưa thể đưa ra một chẩn đoán chính xác thì các lời quảng cáo thương mại và diễn đàn trên mạng lại có thể đưa ra được.

Tin xấu

Nếu các bác sĩ chưa thể đưa ra lời chẩn đoán cho người bệnh thì có thể người này đã mắc phải một căn bệnh lạ. Sự thật là có rất nhiều hội chứng mà chưa ai hiểu, phán đoán và chữa trị được.

Điều quan trọng lúc này người bệnh cần làm đó là quên đi việc tìm kiếm nguyên nhân gây ra cơn đau mà hãy tập trung vào theo dõi các triệu chứng cũng như sống tích cực để giảm đi sự đau khổ khi gặp phải trường hợp này.

Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết tại mục Cảnh báo

Khánh Đan

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.