Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 07/10/2016, 19:52 PM

Ô nhiễm môi trường thách thức chỉnh trang và phát triển đô thị TP.HCM

(NTD) - "TP.HCM đang đối mặt với những thách thức như mất kiểm soát tăng trưởng dân số cơ học, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế và dân số, ô nhiễm môi trường, vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sụt lún đất gây hiệu ứng ngập úng xâm nhập mặn…".

Đó là những cảnh báo của ông Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại hội thảo chuyên đề "Quản lý xây dựng, chỉnh trang và phát triển đô thị TP.HCM" diễn ra ngày 7/10 tại TP.HCM.

Nhiều thách thức

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, TP.HCM là đô thị đặc biệt, là trung tâm kinh tế chính trị văn hóa lớn của cả nước. Chính vì vậy, thành phố (TP) luôn đi đầu trong tiến trình đô thị hóa của đất nước trong những năm vừa qua. Công tác phát triển đô thị của TP luôn được coi là hướng then chốt để phát triển và đạt được nhiều thành tựu gắn liền với những đột phá trong tư duy phát triển đô thị.

IMG_0004
Ông Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại hội thảo chuyên đề "Quản lý xây dựng, chỉnh trang và phát triển đô thị TP.HCM". Ảnh: Quang Bình

Bộ trưởng Phạm Hồng Hà đánh giá, TP.HCM đã có nhiều công trình giao thông, kiến trúc hiện đại được xây dựng, nhiều dự án đầu tư phát triển đô thị đã được hình thành, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã được quan tâm đầu tư nâng cấp từng bước hiện đại như sự hồi sinh của các con kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tàu Hũ - Bến Nghé, lò gốm. Sự hình thành của các tuyến đường Trường Sa, Hoàng Sa và kênh trên tuyến phố đi bộ khang trang rộng rãi... cũng đã làm cho bộ mặt đô thị ngày càng khang trang hiện đại.

Tuy nhiên, “TP còn nhiều thách thức như mất kiểm soát tăng trưởng dân số cơ học, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế và dân số, ô nhiễm môi trường, vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sụt lún đất gây hiệu ứng ngập úng xâm nhập mặn…”, người đứng đầu nghành xây dựng nhận định.

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ 10, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã thông qua Chương trình đột phá thứ 7 về “Chỉnh trang và phát triển đô thị”.

Mục tiêu của chương trình là tập trung nguồn lực đầu tư để chỉnh trang và phát triển đô thị. Phấn đấu đến năm 2020, di dời và tổ chức lại cuộc sống cho 20.000 người dân đang sống trên và ven các kênh, rạch. Cùng với đó là xây mới, cải tạo 50% số chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975.

Hiện nay, quá trình thực hiện chương trình đột phá thứ 7 còn gặp nhiều khó khăn. Lãnh đạo TP.HCM đề nghị, trong buổi hội thảo lần này, Bộ Xây dựng và các nhà khoa học, nhà quản lý nên tập trung vào việc bàn bạc, thảo luận để tìm ra những giải pháp kiến nghị lên Chính phủ, cho phép TP.HCM được áp dụng cơ chế đặc thù nhằm chủ động huy động các nguồn lực cho đầu tư chỉnh trang phát triển đô thị.

Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng, chương trình chỉnh trang, phát triển đô thị là chủ trương đúng đắn, được thực hiện nhất quán. Đó là sự tiếp nối không mệt mỏi của Đảng bộ, Chính quyền thành phố về chăm lo đời sống của người dân. Tuy nhiên ông Tuấn cũng thừa nhận rằng, đây là việc phức tạp, khó khăn và cần có tầm nhìn đến năm 2030.

Chỉnh trang và phát triển đô thị gắn với công trình xanh

Trước nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại một số khu vực ở TP.HCM, nhiều chuyên gia, nhà khoa học góp ý, đề xuất các giải pháp hướng đến mục tiêu chỉnh trang và phát triển đô thị. Một trong số vấn đề được các chuyên gia quan tâm và nêu ra khai thác là việc chỉnh trang và phát triển đô thị TP.HCM gắn với công trình xanh.

IMG_0018
Nhiều chuyên gia, nhà khoa học góp ý, đề xuất các giải pháp hướng đến mục tiêu chỉnh trang và phát triển đô thị. Ảnh: Quang Bình

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, nhận định việc thực hiện chương trình “chỉnh trang và phát triển đô thị" thành công sẽ nâng cao chất lượng đô thị, chất lượng sống của cư dân, thu hút đầu tư và phát triển du lịch, tạo dựng nên diện mạo TP.HCM trong thế kỷ 21.

Cũng theo ông Châu, TP.HCM là thành phố sông nước, nhiệt đới, nên khuyến khích các công trình kiến trúc đạt tiêu chuẩn xanh, sử dụng năng lượng tái tạo, sử dụng thiết bị, vật liệu mới thân thiện môi trường, tiết kiệm điện, nước... Cần học tập kinh nghiệm thiết kế, xây dựng các công trình kiến trúc kiểu Pháp - châu Âu đã được "Việt hóa" thành công ở nước ta trong khoảng 100 năm qua.   

Thạc sỹ Nguyễn Công Thịnh, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng đánh giá, công trình xanh là mục tiêu cần thiết quan trọng trong quá trình chỉnh trang và phát triển đô thị. Công trình xanh góp phần giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, giúp sử dụng năng lượng nước và các nguồn tài nguyên khác hiệu quả, bảo vệ sức khỏe con người. Tuy nhiên, hiện nay công trình xanh ở Việt Nam được chứng nhận còn ít, điều này rất đáng quan ngại.

Ở góc độ nhà đầu tư các dự án xanh, bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng Giám đốc Phúc Khang Corporation, đánh giá: “Thời gian qua các vấn đề về biến đổi khí hậu do thiếu hụt mảng xanh nghiêm trọng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt là các đợt mưa lớn vừa qua đã khiến cho tình trạng giao thông, hệ thống thoát nước của TP trở nên quá tải. Công trình xanh, kiến trúc xanh là một trong những giải pháp để thích ứng với biến đổi khi hậu và giảm thiểu khí thải nhà kính, giải quyết các vấn đề về môi trường sống”.

Tuy nhiên, theo bà Mẫu nhà đầu tư đang gặp nhiều khó khăn và thách thức đối với các công trình xanh. Cụ thể, về chi phí đầu tư ban đầu, thời gian đầu tư và thủ tục pháp lý phức tạp hơn các dự án bình thường. Cơ chế chính sách hiện nay chưa khuyến khích chủ đầu tư phát triển công trình xanh. “TP cần ban hành cơ chế khuyến khích đầu tư công trình xanh, cần ưu đãi về vốn, thuế, thủ tục hành chính... cho các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư công trình xanh”, bà Mẫu mong muốn.

Vũ Sơn

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.