Dữ liệu cũ
Thứ hai, 11/06/2018, 13:13 PM

Nước sinh hoạt đen như nước cống ở Nam Định: Công ty cấp nước đổ lỗi cho đường ống han gỉ!

(NTD) - Mặc dù theo phản ánh của người dân, hiện tượng nước sạch nhiễm bẩn xuất hiện khá thường xuyên và kéo dài nhưng đại diện đơn vị cấp nước lại cho rằng, đó chỉ mang tính chất hiện tượng do đường ống dẫn nước xuống cấp hoặc vỡ do các hoạt động xây dựng khác…

 Sau khi tìm hiểu và phản ánh loạt bài về tình trạng nước sinh hoạt của nhiều hộ dân thuộc địa bàn các xã Tam Thanh và Kim Thái (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), nhóm PV tiếp tục đi tìm câu trả lời cho vấn đề ai phải chịu trách nhiệm khi để  người dân sống “khốn khổ” vì “nước sạch mà không sạch”, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của họ.  

Phản ánh trước đó, sự ô nhiễm về nguồn nước đầu vào để sản xuất nước sạch đã được chính quyền thừa nhận. Cũng như các hiện tượng mà người dân phản ánh đến báo Người tiêu dùng hoàn toàn có căn cứ, trong khi dân mất tiền mua nước nhưng vẫn phải dùng nước bẩn khiến ai cũng phải bàng hoàng, lo lắng. Ai sẽ phải chịu trách nhiệm nếu sức khỏe và cuộc sống của những dùng nước bị tổn hại nếu như họ không lên tiếng kịp thời. Hãy cùng báo Người tiêu dùng tìm lời giải đáp cuối cùng!

nuoc ban
Hình ảnh nước sinh hoạt được bơm trực tiếp từ đường ống do dân cung cấp.

 Trả lời PV, ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó chánh văn phòng UBND huyện Vụ Bản cho biết: “Hiện nay, huyện cũng nắm bắt được các ý kiến phản ánh của dân thông qua các lần tiếp xúc cử tri. Trên cơ sở đó, huyện đã đề xuất với UBND tỉnh, HĐND tỉnh để có ý kiến chung tay cùng nhà máy chuyển đổi lấy nước đầu vào từ sông Đào để đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt cho người dân”.

Được biết, nước sạch là một trong những tiêu chí dân sinh trong công tác xây dựng nông thôn mới rất được các cấp chính quyền quan tâm. Tuy nhiên, việc nước bị nhiễm bẩn, theo đại diện UBND huyện Vụ Bản, cơ quan này chưa tiếp nhận bất kỳ đơn thư nào liên quan, chỉ trong các kỳ họp hội đồng, tiếp xúc cử tri có ý kiến của dân đưa lên. Do đó, việc UBND Huyện đã kiến nghị lên UBND tỉnh về việc thay đổi nguồn nước đầu vào, đảm bảo cuộc sống, nguồn nước sinh hoạt cho người dân là giải pháp tốt nhất.

Liên quan trực tiếp đến vấn đề này, đại diện đơn vị cấp nước, ông Đỗ Hữu Minh – Phó tổng giám đốc Công ty CP Cấp nước Nam Định cho biết thêm: nước không đảm bảo chất lượng ở chi nhánh cấp nước Vụ Bản  có màu đục chỉ mang tính chất hiện tượng. Từ trước đến giờ các hiện tượng này đã xảy ra và công ty đã có những hướng khắc phục nhất định, làm việc với các đơn vị chuyên môn, các chuyên gia nước ngoài để khảo sát, đưa ra phương án xử lý chất lượng nước đầu vào. Chúng tôi tiếp nhận lại chi nhánh cấp nước Vụ Bản từ 2015 từ sở Kế hoạch Đầu tư, trước đây là chủ đầu tư, chất lượng nguồn nước tương đối ổn định, nhưng sau quá trình môi trường biến đổi, chất lượng nguồn nước cũng bị ảnh hưởng bởi các làng nghề, việc sử dụng của các hộ dân xả thải từ đồng ruộng hoặc sinh hoạt…

20180604_160648
Hệ thống bể chưa, bể lọc của chi nhánh cấp nước Vụ Bản.

Trong thời gian vừa rồi có hiện tượng nước bị nhiễm bẩn, công ty cũng đã báo cáo trình UBND tỉnh phương án xử lý, trước mắt công ty đã xử lý bằng hệ thống xử lý hữu cơ đặt tại nhà máy nước Vụ Bản. Hiện tại chúng tôi đã được UBND tỉnh chấp thuận cho chuyển nguồn nước đầu vào từ sông Sắt sang lấy tại sông Đào. Đó là giải pháp mang tính bền vững và lâu dài để khắc phục hiện tượng trên”, ông Minh cho biết.

Theo đó, các vấn đề về thủ tục pháp lý liên quan đến chuyển đặt được nguồn nước về qua rất nhiều khâu nên làm chậm tiến độ chuyển đổi nguồn nước đầu vào. Tuy nhiên, theo đại diện của đơn vị cấp nước, chắc chắn trong năm nay dự án sẽ được chuyển đổi và đưa vào thi công.

Trước ý kiến phản ánh của bà con đến đơn vị cấp nước về các hiện tượng vẩn đục, nước có màu đen và con bọ, ông Minh vẫn khẳng định: “Đến thời điểm hiện tại, chất lượng nguồn nước tương đối ổn định, chỉ có những thời điểm nhất định nước có vấn đề, nhưng phía công ty cũng nắm bắt và có những biện pháp xử lý kịp thời. Về chất lượng nước, công ty kiểm soát hàng giờ, hàng ngày, luôn có nhân viên túc trực tại chi nhánh để theo dõi, kiểm tra cụ thể từ nước đầu vào đến nước đầu ra. Định kỳ một tháng/ lần, chúng tôi phối hợp với trung tâm y tế dự phòng vào chi nhánh cấp nước Vụ Bản để kiểm tra”.

 Đại diện công ty CP cấp nước Nam Định cho rằng, nguồn nước đầu vào lấy từ sông Sắt, dọc con sông đấy về mùa cấy hái, nước nội đồng, các làng nghề đúc đồng, làm gỗ, làm chắp, ngoài các vấn đề xả thải liên quan đến các tồn chất, chất hữu cơ do ngâm nứa xả ra. Trước đó, công ty đã có các ý kiến phối hợp với chính quyền địa phương cố gắng tuyên truyền người dân, cố gắng quản lý về mặt môi trường nhưng chưa giải quyết dứt điểm.  Dọc con sông từ ngã ba Cát Đằng  (Ý Yên) đến chân cầu Tào (Tam Thanh, Vụ Bản), người dân ngâm nứa lấn chiếm mặt sông, hơn nữa, toàn bộ hệ thống xả thải của người dân mặt đường quốc lộ 10 cũng đổ dồn xuống  sông khiến nguồn nước bị ô nhiễm. 

Được biết, công suất của nhà máy nước chi nhánh Vụ Bản trước khi tiếp nhận là 3600 m3/ngày/đêm, sau khi nâng cấp hệ thống, công suất lên đến khoảng 7000 m3/ngày/đêm. Chỉ thời gian gần đây vào cuối năm 2016, đầu năm 2017, lượng nước mới bắt đầu ô nhiễm nặng như vậy.  

Lý giải thêm về hiện tượng nước bị nhiễm bẩn, ông Đỗ Hữu Minh cũng lên tiếng: “Liên quan đến nước phát ra, công ty kiểm soát 100% để đảm bảo các tiêu chí theo quy định. Khi ra đến ngoài mạng, trước đây công ty có tiếp nhận toàn bộ các hệ thống mạng từ 2015 do sở KH & ĐT làm chủ đầu tư, trong quá trình thi công, trước đây, người ta đã thi công một số các hạng mục bằng ống thép, khi ngâm trong nước, đặc biệt có tồn dư Clo dư để đảm bảo tiêu chí chất lượng khử trùng làm cho hệ thống han gỉ và có màu. Quá trình đó, chúng tôi đã thay thế tương đối đường ống.

Ngoài ra, trong thời gian gần đây, các đơn vị thi công cải tạo đường xóm, quốc lộ, tỉnh lộ, liên thôn, liên xã… đặc biệt là xây dựng các hạng mục nông thôn mới, nhiều đơn vị không phối hợp dẫn đến thi công làm vỡ đường ống dẫn nước. Có những trường hợp đơn vị được báo sẽ có biện pháp khắc phục, có những trường hợp người ta cứ để nguyên như thế… nên trong quá trình vận hành có thể do vỡ đường ống, nguồn nước bị xâm thực vào trong nên công ty không tự chủ được dẫn đến nguồn nước đến tay người dân bị xâm thực, nhiễm bẩn…”.

Với những giải thích trên,  lý do chính trong việc nước sinh hoạt của loạt hộ dân ở Vụ Bản bị nhiễm bẩn nghiêm trọng, phía công ty cấp nước cho rằng do sự xuống cấp của đường ống và sự thiếu phối hợp của các cơ quan trong quá trình xây dựng đường xá dẫn đến nguồn nước bị xâm thực. Tuy nhiên, lý do là thế nhưng thực tế, quyền lợi của khách hàng, các hộ dân đã bị xâm hại, ai sẽ là người bảo vệ cho quyền lợi của họ, phải chăng, lý do khách quan làm nước bẩn, không phải lỗi của đơn vị cung cấp nước nên mặc người dân phải chịu “thiệt đơn thiệt kép”?

PV đã liên hệ với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nam Định để tiếp tục tìm hiểu về các tiêu chuẩn, chất lượng nguồn nước đầu ra. Báo Người tiêu dùng sẽ thông tin đến bạn đọc trong bài viết sau!

                                                                                                                           Thanh Bình - Dương Nhung

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.