Nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp dược Việt, giá thuốc sẽ giảm?

(NTD) - Trước nay, thuốc tây hay tân dược là thứ người dân không thể trả giá mỗi khi bị bệnh. Thế nhưng, tình trạng thuốc giả, giá trên trời hay thiếu thuốc chất lượng là chuyện mà hầu hết ai cũng phải cắn răng chịu đựng. Trước làn sóng hàng loạt doanh nghiệp dược trong nước bị các doanh nghiệp dược nước ngoài thâu tóm, liệu người dân có thể trông chờ được sử dụng thuốc tây chất lượng cao với giá hợp lý?

Các công ty dược Việt luôn nằm trong tầm ngắm của nước ngoài

Đầu năm 2012, CFR International SPA - công ty dược lớn nhất Chile đã đạt được thỏa thuận mua lại 42% cổ phần CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco từ nhóm cổ đông lớn. Đến nay, chủ sở hữu mới của Domesco là Tập đoàn Abbot từ Mỹ (mua lại CFR cuối năm 2014) đã nâng sở hữu tại đây lên trên 51% để giữ quyền chi phối.

Các doanh nghiệp dược có dây chuyền sản xuất hiện đại như Domesco đang thu hút sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp dược hàng đầu thế giới. Điều này cũng dễ hiểu vì hiện các công ty dược trong nước chưa có nhiều thành tựu nghiên cứu phát triển dược phẩm mới. Trong khi đó, dù nhu cầu và chi tiêu cho dịch vụ y tế ngày càng tăng cao, nhưng các công ty dược Việt mới chỉ đáp ứng chưa được phân nửa nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp ngoại tăng sự hiện diện ở Việt Nam để lấp khoảng trống rất lớn này.

Hai năm trước, một thương vụ khác gây chú ý hơn cả thương vụ tại Domesco là khi nhà đầu tư Taiso (Nhật Bản) mua lại một lượng lớn cổ phần tại CTCP Dược Hậu Giang (DHG Pharma). Taiso là doanh nghiệp có thị phần bán lẻ dược phẩm hàng đầu Nhật Bản, trong khi DHG Pharma là doanh nghiệp Việt lớn nhất về sản xuất và phân phối dược phẩm. Đến nay, Taiso đã nâng sở hữu tại DHG Pharma lên mức 34%, chỉ đứng sau cổ đông Nhà nước là SCIC. DHG Pharma cũng đã đồng ý nới room ngoại lên 100%, động thái lót đường để Taiso có điều kiện sở hữu toàn bộ doanh nghiệp dược lớn nhất Việt Nam này.

Khác với thương vụ trên, Stada Service Holding B.V - một công ty con của hãng dược phẩm Stada (Đức), âm thầm mua cổ phần CTCP Pymepharco từ năm 2011, khi Pymepharco còn chưa niêm yết. Pymepharco tiền thân là Công ty Dược và Vật tư Y tế Phú Yên được thành lập năm 1989 và được chuyển đổi thành công ty cổ phần từ năm 2008. Dù chưa đến mức chi phối, nhưng với tỷ lệ sở hữu 49% và lớn hơn nhiều lần các cổ đông khác, tiếng nói của Stada Service Holding B.V rất có “trọng lượng” tại Pymepharco.

Các nhà phân tích nói rằng những doanh nghiệp dược có lợi thế như dây chuyền sản xuất hiện đại hoặc thị phần lớn như Traphaco hay Imexpharm, sẽ sớm là mục tiêu thâu tóm tiếp theo.

1
Thuốc kháng sinh, tim mạch, ung bướu và Vitamin được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam.

Người tiêu dùng sẽ mua được thuốc chất lượng nhưng giá rẻ?

Đặc điểm của hầu hết doanh nghiệp dược Việt Nam là sản xuất thuốc Generic (thuốc biệt dược gốc hết hạn bảo hộ độc quyền) chứ chưa đầu tư phát triển thuốc mới. Nghiên cứu của PGS.TS. Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho thấy, đa số các doanh nghiệp dược Việt dùng chưa đến 1% doanh số cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Doanh nghiệp dược Việt mới có 5 bằng sáng chế trong khi doanh nghiệp dược nước ngoài tại Việt Nam có hơn 1.000 bằng sáng chế.

Điều này buộc các doanh nghiệp dược Việt tập trung vào kênh OTC (bán lẻ qua các nhà thuốc tư nhân) thay vì qua kênh ETC (bệnh viện, trạm y tế). Kênh ETC hiện có doanh số lớn gấp 2 lần kênh OTC và đòi hỏi thuốc có chất lượng cao hơn. Doanh số đến cuối quý 3/2018 của doanh nghiệp dược Việt lớn nhất hiện nay là DHG Pharma ghi nhận, 90% là từ kênh OTC, 10% là qua đấu thầu vào bệnh viện.

Bán thuốc qua kênh OTC chủ yếu phụ thuộc vào các nhà phân phối lớn, do đó doanh nghiệp khó kiểm soát giá khi thuốc đến nhà thuốc tư nhân và đến tay người tiêu dùng, thường bị đẩy lên mức “trên trời”. Đối với các doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài như DHG Pharma, hoạt động phân phối đang giảm dần, đồng thời cũng mở rộng thêm mảng bán lẻ. Để tăng cạnh tranh, doanh nghiệp này cho biết sẽ tăng quảng bá và chiết khấu cho nhà thuốc. Chi phí này, cùng với rủi ro tăng giá dược liệu nhập từ Trung Quốc, theo CTCP Chứng khoán Bảo Việt, DHG Pharma sẽ đưa vào giá bán. Như vậy, thuốc không kê đơn từ kênh OTC đến tay người tiêu dùng có khả năng sẽ còn tăng tiếp.

Theo dược sĩ Trần Phú Quý (Q.3, TP.HCM), thuốc đấu thầu vào bệnh viện (kênh ETC) có hai loại, thuốc biệt dược gốc (Brand name) và Generic. Loại đầu luôn được ưu tiên từ các doanh nghiệp nước ngoài. Loại Generic chia làm 5 nhóm, nhóm 1 và 2 ưu tiên các doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất hiện đại (như EU-GMP, PIC/S-GMP...), nhóm 3 mới có chỗ cho các doanh nghiệp Việt với tiêu chuẩn thấp hơn là GMP-WHO.

Theo dược sĩ Quý, trước đây giá thuốc Generic vào bệnh viện phải cõng thêm chi phí “bôi trơn” nên giá cao. Sau khi Nghị định 54 được Thủ tướng ban hành vào tháng 7/2017 (yêu cầu doanh nghiệp dược niêm yết giá thuốc và giá trúng thầu dựa theo giá thị trường), giá thuốc có giảm đôi chút. Hiện tại, doanh nghiệp Việt chưa ưu tiên nhiều cho kênh ETC nên giá thuốc tại các bệnh viện thuộc nhóm 3 cũng chưa có dấu hiệu giảm. “Tùy vào khả năng tài chính của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Generic có chất lượng cao hay thấp. Giá sẽ chưa giảm vì phí bôi trơn vẫn còn” - ông Quý đánh giá.

Sau khi thâu tóm, đối tác nước ngoài sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt đầu tư dây chuyền sản xuất để nâng cấp chất lượng thuốc. Tuy nhiên, điều này cần nhiều thời gian. Cạnh tranh khi đấu thầu vào bệnh viện ở các dòng thuốc Generic chất lượng cao vẫn là cuộc chơi của các công ty dược nước ngoài và một số ít doanh nghiệp nội (như Imexpharm, Pymepharco), nên chưa thể khiến giá thuốc giảm. Còn với những sản phẩm thuốc điều trị bệnh phức tạp hay hiểm nghèo, theo bà Lương Thị Kim Chi, Công ty TNHH Chứng khoán ACB, doanh nghiệp trong nước vẫn chưa sản xuất được. “Do đó, chưa có cơ sở để nói rằng giá thuốc trong bệnh viện sẽ giảm trong thời gian tới” - bà Chi nói.

Dương Nguyễn

44
 

 

Bình luận

Nổi bật

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 16:32

(CL&CS) - Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Chiêm ngưỡng pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2024

Chiêm ngưỡng pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 15:47

(CL&CS) - Chào đón mùa Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2024 mới với những màn pháo hoa mãn nhãn bên sông Hàn, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) đặc biệt dành tặng 100 cặp vé xem DIFF 2024 cho khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Bứt phá cơ hội kinh doanh tại “đảo thượng lưu” Vinhomes Royal Island

Bứt phá cơ hội kinh doanh tại “đảo thượng lưu” Vinhomes Royal Island

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 15:16

(CL&CS) - Giới đầu tư đang đổ dồn sự chú ý vào Vinhomes Royal Island - đại đô thị đẳng cấp bậc nhất khu vực giữa trung tâm thành phố cảng Hải Phòng sôi động, nơi sở hữu phố đi bộ bờ sông dài và đẹp nhất Việt Nam cùng các tổ hợp thương mại dịch vụ sầm uất, hứa hẹn mang đến tiềm năng kinh doanh bứt phá.