Thứ ba, 28/11/2023, 14:49 PM

Những giải pháp mới nhằm đưa đặc sản địa phương đến tay người tiêu dùng trong nước

(CL&CS) - Hiện nay, các đặc sản địa phương ngày càng được ưa chuộng trong nước, nhờ vào các giải pháp rất mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng tính nhận diện thương hiệu.

Hà Giang phát huy uy tín, danh tiếng cam sành

Việt Nam có nhiều thế mạnh về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển các sản phẩm nông nghiệp. Trên thực tế, hầu hết các địa phương đều có ít nhất 1 đặc sản nông nghiệp.

Đơn cử như vải thiều Bắc Giang, nhãn lồng Hưng Yên, hạt điều Bình Phước, thanh long Bình Thuận, thốt nốt An Giang, dừa và kẹo dừa Bến Tre, dừa sáp Trà Vinh...

3

Cam Sành Hà Giang được người tiêu dùng lựa chọn (Ảnh: Báo Hà Giang)

Hiện nay, các đặc sản địa phương ngày càng được ưa chuộng trong nước, nhờ vào các giải pháp rất mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng tính nhận diện thương hiệu.

Ví dụ, với mặt hàng cam sành, UBND tỉnh Hà Giang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, khi bước vào vụ thu hoạch cam, sẽ thành lập các tổ công tác liên ngành nhằm giám sát quá trình thu hái, vận chuyển và test nhanh các chỉ tiêu sinh hóa để đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm ngay tại vườn và các lô sản phẩm trước khi đưa vào siêu thị.

Điều này nhằm đảm bảo cho các lô cam của Hà Giang đạt các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi được đưa vào lưu thông trên thị trường tại các tỉnh và thành phố trên cả nước.

Cùng với đó, tỉnh Hà Giang xác định công tác xúc tiến, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm gắn liền với gìn giữ, phát huy uy tín, danh tiếng cam sành Hà Giang đã trở thành yếu tố chiến lược để thương hiệu cam Sành không ngừng vươn xa. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan được UBND tỉnh ủy quyền quản lý chỉ dẫn địa lý Hà Giang dùng cho chỉ dẫn địa lý sản phẩm cam sành của tỉnh.

4

Niềm vui đến với người dân Hà Giang khi mùa cam sai trái (Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Giang)

Các đơn vị: Sở Thông tin và Truyền thông, Công thương, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh phối hợp tuyên truyền về sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cam sành Hà Giang, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, kết nối văn hóa với du lịch…

Cùng với đó, thông qua công tác quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, cam Hà Giang ngày càng đến gần hơn với người tiêu dùng. Không chỉ chinh phục thị trường miền Bắc, cam sành Hà Giang đang vươn xa, “phủ sóng” toàn quốc khi sản phẩm được bày bán ở các siêu thị lớn trong cả nước, như: WinMart, BigC, Hapro, Saigon co.op... với sản lượng bình quân  300 - 500 tấn/năm. 

Những nỗ lực của tình Hòa Bình

Tương tự, tại Hòa Bình, lãnh đạo tỉnh này đã đẩy mạnh phát triển và quảng bá ngành thủy sản và các sản phẩm từ cá, tôm sông Đà gắn với phát triển du lịch sinh thái. 

Tỉnh tập trung xây dựng vùng sản xuất cá sạch theo tiêu chuẩn VieGAP, tiếp tục hướng tới xây dựng mã vùng trồng thuỷ sản phục vụ xuất khẩu. 

Tỉnh Hòa Bình cam kết bảo tồn, phát triển các loài cá đặc sản có chất lượng, giá trị cao; ứng dụng công nghệ nuôi trồng cải tiến gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

5

Tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức thành công Lễ hội Cá Tôm sông Đà lần thứ nhất. (Ảnh: Moit)

Hòa Bình cũng phát triển nuôi thuỷ sản mục đích làm cảnh, giải trí đô thị, khu du lịch. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản gắn với du lịch, các hoạt động giáo dục, du lịch sinh thái, tham quan trải nghiệm.

Vừa qua, tỉnh Hòa Bình đã tổ chức thành công Lễ hội Cá Tôm sông Đà lần thứ nhất với quy mô 200 gian hàng trưng bày các sản phẩm hàng hóa tiêu biểu của 10 tỉnh, thành phố vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Đây cũng là là cơ hội để tỉnh Hòa Bình giới thiệu hình ảnh ấn tượng về tiềm năng, thế mạnh, cảnh quan và bản sắc văn hóa truyền thống của tỉnh.

Ngoài mặt hàng thủy sản sông Đà, Hòa Bình còn một đặc sản khác nổi tiếng không kém, đó là cam Cao Phong, được trồng tại huyện Cao Phong, một huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình.

Nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản sạch, cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ cho thương hiệu cam Cao Phong, những năm trở lại đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp với sàn Thương mại điện tử Sendo đã mở “Gian hàng Việt trực tuyến” trên sàn Sendo.

Thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến”, hàng ngàn tấn cam Cao Phong nói riêng cũng như những sản phẩm trái cây, rau củ, đặc sản khắp các vùng miền nói chung đã được tiêu thụ rộng khắp trên cả nước.

Lãnh đạo UBND tỉnh Hòa Bình cho biết, những tín hiệu tích cực từ “Tuần lễ Nông sản Việt trực tuyến” trên sàn thương mại điện tử đã giúp các hợp tác xã, doanh nghiệp chủ động kết nối, tiếp cận với kênh phân phối mới để tiêu thụ đặc sản cam Cao Phong.

6

Đặc biệt, ngày từ năm 2014,  Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện.

Đến thời điểm này, cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh Hoà Bình có chứng nhận Chỉ dẫn địa lý.

Đây được coi là bước đột phá chiến lược về phát triển tài sản trí tuệ với mặt hàng nông sản, mở ra nhiều cơ hội đưa cam Cao Phong đến với người tiêu dùng trong nước.

Với quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, Cam Cao Phong là sản phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cao khi đến tay người tiêu dùng.

Theo Nhà báo và công luận

Bình luận

Nổi bật

Kinh doanh hướng đến phát triển xanh, bền vững

Kinh doanh hướng đến phát triển xanh, bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 14:53

(CL&CS) - Ngày nay, người tiêu dùng (NTD) đang dần thay đổi thói quen của mình và hướng đến tiếp cận những sản phẩm xanh, hàng hóa xanh, thân thiện với môi trường.

Đồng Nai: Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024 với các mục tiêu phát triển bền vững

Đồng Nai: Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024 với các mục tiêu phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 13:49

(CL&CS) - Nhằm tôn vinh vai trò của sở hữu trí tuệ (SHTT) trong đời sống kinh tế - xã hội, nâng cao nhận thức của cộng đồng về SHTT, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã chọn ngày 26/4 hàng năm là “Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới”. Dịp này, tỉnh Đồng Nai cũng đã ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày SHTT.

Một số giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp

Một số giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 13:48

(CL&CS) - Phát thải khí nhà kính là một trong những nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu trên toàn cầu - một trong những thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế, chính trị, ngoại gia và an ninh.