Thứ năm, 11/04/2024, 07:49 AM

Những điểm sáng từ nông nghiệp tuần hoàn

(CL&CS) - Nông nghiệp tuần hoàn được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao giá trị sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường và hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Gia đình ông Nguyễn Văn Thọ (Thái Nguyên) có trang trại tổng hợp với 30 con lợn, 1.200 con gà và 1 sào ao chăn thả cá. Chất thải từ các chuồng nuôi được ông Sơn xả trực tiếp xuống ao, dẫn đến tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm, không thể nuôi được cá; mùi hôi thối bốc lên ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của gia đình và các hộ xung quanh.

Áp dụng mô hình NNTH. Ảnh minh họa

Áp dụng mô hình NNTH. Ảnh minh họa

Trước vấn đề này, ông Thọ đã thử nghiệm áp dụng mô hình nông nghiệp tuần hoàn (NNTH) vào sản xuất gia đình. Ông chia sẻ, tôi đã đầu tư xây bể biogas và các bể chứa phân, nước thải. Hằng ngày chất thải được thu gom về các bể và xử lý bằng chế phẩm sinh học để làm phân hữu cơ bón cho hơn 1 mẫu cỏ và ngô. Sau đó cỏ, ngô được ủ chua để làm thức ăn cho bò, cá.

Mô hình NNTH là quá trình sản xuất theo chu trình khép kín thông qua việc xử lý các chất thải, phụ phẩm thành nguyên liệu đầu vào cho trồng trọt, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản.. Mô hình này góp phần giảm lãng phí nguồn chất thải, giúp bà con nông dân tiết kiệm chi phí đầu tư, giảm thiểu tác động tiêu cực của sản xuất đến môi trường.

Có thể thấy, việc áp dụng mô hình NNTH đã giúp gia đình khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường, ngoài ra mỗi năm còn tiết kiệm được khoảng trên 20 triệu đồng tiền mua thức ăn cho bò, cá và phân bón cây trồng.

Từ hiệu quả mà mô hình NNTH đem lại, ngành nông nghiệp cũng như các địa phương đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân cũng như các doanh nghiệp, HTX mạnh dạn áp dụng mô hình này vào trong sản xuất. Qua đó, hướng đến mục tiêu phát triển nền nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Nho Hưởng - Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thái Nguyên cho biết, mô hình NNTH đã giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, góp phần quan trọng thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Do đó, trong thời gian tới, cần tiếp tục hỗ trợ về khoa học - kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi, hợp tác xã để nhân rộng mô hình; có cơ chế nhằm khuyến khích các HTX chăn nuôi liên kết với các HTX trồng trọt để phát triển NNTH...

Châu Anh

Bình luận

Nổi bật

Phát triển nông nghiệp thông minh giúp tăng năng suất, chất lượng

Phát triển nông nghiệp thông minh giúp tăng năng suất, chất lượng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:26

(CL&CS) - Cuộc cách mạng dữ liệu đang diễn ra trong nông nghiệp. Không thể đánh giá thấp tiềm năng biến đổi của nông nghiệp thông minh trong việc giải quyết những thách thức phức tạp mà thế giới chúng ta phải đối mặt ngày nay. Nông nghiệp thông minh và nông nghiệp chính xác tận dụng các công nghệ như máy bay không người lái trong nông nghiệp, robot, cảm biến IoT, GPS và hệ thống thông tin quản lý trang trại để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Bình Định: Phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn'

Bình Định: Phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn'

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:26

(CL&CS) - Mới đây, Sở KH&CN tỉnh Bình Định đã phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn" do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch - Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Áp dụng công cụ cải tiến Kaizen mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Áp dụng công cụ cải tiến Kaizen mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:25

(CL&CS) - Áp dụng công cụ cải tiến Kaizen mang đến lợi ích hữu hình cũng như vô hình cho doanh nghiệp. Kaizen tích lũy từng cải tiến nhỏ trong thời gian dài để tạo nên những kết quả to lớn đáng kể, giảm sự lãng phí, gia tăng năng suất chất lượng.