Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 09/04/2017, 16:16 PM

Nhiều hộ dân khổ vì nhà biến thành hầm!

(NTD) - Nhiều hộ dân ở đường Kinh Dương Vương (Q.Bình Tân), Phạm Văn Đồng (Thủ Đức), Phạm Thế Hiển (Q.8), Trần Não (Q.2), Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh)… đã và đang phải đối mặt với cuộc sống khó khăn, đảo lộn khi các dự án nâng đường chống ngập đã biến ngôi nhà của họ thành “hầm”.

7
Người dân phải sử dụng bậc tam cấp để ra vào nhà.

Chưa kịp vui đã buồn

Báo chí đã có nhiều bài phản ánh tình trạng này, UBND TP.HCM cũng đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra và đưa ra các biện pháp khắc phục việc nâng đường biến nhà thành “hầm”. Tuy nhiên, “vấn nạn” nhà “chuyển hóa” thành đường, hình như vẫn chưa có hồi kết. Những gì chúng tôi ghi nhận tại tuyến đường Phan Văn Hân, P.17, Q.Bình Thạnh đã chứng minh điều đó.

Có mặt tại đường Phan Văn Hân tuyến đường nối với đường Nguyễn Cửu Vân, P.17, Q.Bình Thạnh vào một buổi trưa nắng, chúng tôi mới cảm nhận hết được những khó khăn trong sinh hoạt của người dân sống ở đây khi ngôi nhà của họ bỗng dưng biến thành “hầm”. Nhiều nhà bị thấp xuống gần 1,5 m so với mặt đường, người dân phải rơi vào tình cảnh “chui hầm, trèo thang” để từ đường vào và ra khỏi nhà. Họ ra vào nhà bằng cách chui, bò, bắc thang, kê ghế nhựa bên trong. Một số gia đình đã chấp nhận đóng cửa mặt tiền để đi lại bằng cửa sau.

Trao đổi với chúng tôi, nhiều người dân ở đây cho biết, đường Phan Văn Hân trước đây là con rạch luôn trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm chính quyền thành phố đầu tư cải tạo nâng cấp thành tuyến đường khang trang để người dân lưu thông. Tuy nhiên, khi công trình hoàn tất nhiều nhà dân lại lâm vào tình cảnh “nhà biến thành hầm” khiến cuộc sống bị đảo lộn.

Bà Nguyễn Thị Sang cư ngụ ở khu vực này cho biết, trước kia nơi đây thường bị ngập nên ai cũng mừng khi đường được nâng lên. Nhưng việc nâng cao quá khiến không ít gia đình gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Theo bà Sang, mọi người phải chui lủi, khom lưng, cúi thấp mới ra vào nhà của mình được. Theo quan sát của chúng tôi, mặt đường mới được nâng cấp chỉ còn cách nóc nhà bà khoảng 0,5 m. Đường cao che khuất hết ánh sáng, không khí trong nhà lúc nào cũng hầm hập, ngột ngạt.

Cùng cảnh ngộ này, ông Lê Minh tâm sự, thấy tuyến đường được nâng cấp ai cũng phấn khởi, vui vẻ bởi từ đây họ sẽ không còn phải sống chung với ô nhiễm, nước ngập mỗi khi triều cường lên. Song, niềm vui ấy chẳng tày gang, mấy ngày nắng nóng gần đây, căn nhà của họ hệt như cái lò thiêu, 5-6h tối mà vẫn còn hầm hập, cảm giác như lúc nào cũng thiếu oxy.

Ông Minh cho biết thêm: “Tôi cũng không hiểu vì sao khi nâng đường chống ngập mà không tính đến hậu quả gây ra cho người dân. Hàng loạt ngôi nhà bỗng dưng bị thấp xuống gần 1,5 m so với mặt đường. Nếu mùa mưa đường không ngập nữa thì nhà dân sẽ ngập, lúc đó không biết sẽ sống làm sao”. Quả vậy, cuộc sống gia đình ông bị đảo lộn hoàn toàn từ khi nhà bỗng dưng biến thành “hầm”. Mỗi lần muốn lấy xe ra đi làm là phải huy động mọi người để nâng xe. Nhà nhỏ, đường lại cao khiến không khí bí bách. Trưa nào, mọi người trong nhà cũng phải mang ghế ra ngoài để tránh nóng. Nhiều hộ dân khi tâm sự với chúng tôi đều không khỏi lo lắng khi mùa mưa đến sẽ như thế nào, nước có chảy vào nhà hay không. Nhưng trước mắt thì họ vẫn phải sống cảnh chui lủi bởi vì họ không có tiền để nâng cấp, sửa chữa nhà cửa.

Chỉ hỗ trợ một phần nhỏ?

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Quý, Chánh Văn phòng UBND Q.Bình Thạnh cho biết, tuyến đường cải tạo cống hộp Phan Văn Hân kéo dài từ đường Nguyễn Cửu Vân đến đường Trường Sa, với quy mô mặt đường 16 m, cao độ thiết kế tuyến đường phù hợp kết nối với các tuyến đường lân cận có cao độ 2 m. Hồ sơ thiết kế đã được thông tin cho người dân và được Sở Giao thông Vận tải phê duyệt.

Sau khi nhận được phản ánh việc thi công tuyến đường gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân, UBND Q.Bình Thạnh đã tiến hành kiểm tra, tiếp xúc với người dân để làm rõ nội dung phản ánh và ghi nhận, hầu hết các hộ dân trong khu vực trên hiện đang sử dụng hai lối đi, lối đi ra các hẻm hiện hữu trước đây và lối đi ra đường Phan Văn Hân với mục đích thoát hiểm. Còn khoảng 9 hộ dân có lối đi duy nhất ra đường Phan Văn Hân bị ảnh hưởng bởi dự án (chiếm 10,7%). Do thực hiện theo Nghị định 22/1998/NĐ-CP của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng nên đa số các hộ dân bị giải tỏa đều không được bồi thường.

Tuy nhiên, đối với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án, UBND Q.Bình Thạnh đã chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên môi trường và UBND P.17 quan tâm, hỗ trợ trong việc xin phép xây dựng cũng như cấp giấy chứng nhận, (đặc biệt những hộ có hoàn cảnh khó khăn) như lập bản vẽ xin phép xây dựng miễn phí, cấp giấy phép xây dựng và trao giấy phép xây dựng cho người dân; tổ chức đo và lập bản đồ nhà đất miễn phí để phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hà Văn

_Bao NTD_So 32019
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.