Dữ liệu cũ
Thứ tư, 02/08/2017, 15:08 PM

Nhà nông hết lo hạn, mặn lại đối mặt với ngập, lụt

(NTD) - Tới giờ này mực nước tại các con sông đầu nguồn ĐBSCL đã lên cao, dự đoán một mùa nước nổi về sớm. Nhiều năm nay, ĐBSCL không có lũ, chính điều này khiến cho nhiều người “quên” đi cách trồng nông sản có lũ. Giải pháp kỹ thuật cho một mùa nông sản có lũ trong thời điểm này là không muộn.

Chủ động ứng phó với môi trường ngày càng khắc nghiệt

Ngày 21/7, Cục Trồng trọt tổ chức hội thảo “Xây dựng kế hoạch ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn (XNM) và ngập lụt, thích ứng với biến đổi khi hậu (BĐKH) tại vùng ĐBSCL, với sự tham gia của các nhà khoa học, nghiên cứu từ các viện, trường trong nước và chuyên gia nông nghiệp ở một số nước trong khu vực cùng lãnh đạo Sở NN-PTNT 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Việc liên tục tổ chức những hội thảo thế này, nhằm giúp cho nhà nông và nhà quản lý có cái nhìn toàn cục để chủ động sản xuất trong điều kiện ngày càng khó khăn do tác động của môi trường.

Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Hồng Sơn nêu vấn đề: Vừa qua Cục Trồng trọt cùng với Viện lúa quốc tế (IRRI), Chương trình biến đổi khí hậu (BĐKH) - Nông nghiệp và an ninh lương thực (CCAFS) khu vực Đông Nam Á phối hợp thực hiện các chương trình nghiên cứu, tìm giải pháp căn cơ, xây dựng bản đồ đánh giá về những tác động tiêu cực do BĐKH nhằm giúp các địa phương có giải pháp ứng phó.

Ông Sơn cho rằng các địa phương cần chủ động đề xuất, xây dựng kế hoạch sản xuất, các mô hình canh tác nông nghiệp đối phó trước BĐKH. Trong các giải pháp ứng phó, các địa phương thảo luận xây dựng nhóm giải pháp phù hợp với từng tiểu vùng; xây dựng bản đồ chuyển dịch về cơ cấu cây trồng không bị tác động bởi BĐKH. Bên cạnh đó một nhóm giải pháp vừa qua cho thấy rất hiệu quả là bố trí lịch thời vụ là né tránh những bất lợi do hạn, mặn xâm nhập hay vụ Thu Đông trong vùng tránh lũ sớm.

Tại hội thảo các chuyên gia từ Viện khoa học thủy lợi miền Nam đã báo động về những thách thức của BĐKH tác động đến sản xuất (SX) tại vùng ĐBSCL. Đó là nguồn nước. Dòng chảy từ thượng lưu sông Mekong biến động bất thường, khó dự đoán. Lũ nhỏ, hiếm xảy ra lũ lớn, lũ xuất hiện sớm và gần 90% là lũ vừa và nhỏ. Khả năng mất lũ rất lớn. Lũ nhỏ dẫn đến hiện tượng XNM và XNM xuất hiện sớm. Trong khi dấu hiệu mực nước biển dâng cao và trong tương lai nguồn nước khó dự báo trước tác động từ các công trình xây dựng thủy điện khu vực thượng lưu sông Mekong.

Bên cạnh đó một số nhà khoa học từ Viện khoa học khí tượng thủy văn và BĐKH Việt Nam (IMHEN), Viện nghiên cứu BĐKH trường Đại học Cần Thơ, IRRI/CCAFS đã xây dựng các kịch bản rủi ro lũ lụt, XNM ở ĐBSCL ảnh hưởng đến SX lúa; xây dựng bản đồ nguy cơ thiên tai và các biện pháp ứng phó cho các tỉnh ĐBSCL; đồng thời dự báo tình hình khí tượng thủy văn ảnh hưởng đến SX lúa tại các tỉnh ĐBSCL dưới tác động BĐKH. Dựa trên bản đồ rủi ro thiên tai, Cục Trồng trọt đề xuất kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng và lịch thời vụ theo tiểu vùng SX ở ĐBSCL.

ma
 

Chủ động nguồn nước, sạ thưa, chăm sóc tốt cho cây trồng

TS. Chu Văn Hách, nguyên Trưởng bộ môn Phân bón và Kỹ thuật canh tác, Viện Lúa ĐBSCL cho biết, sạ thưa đồng nghĩa giảm giống, phân, sâu bệnh, lúa ít đổ ngã, năng suất tăng… trên thực tế cho thấy rất đúng với những nghiên cứu khoa học. Trong bối cảnh vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ôn, đạo ôn cổ bông đã và đang có chiều hướng gia tăng tại ĐBSCL việc sạ thưa vô cùng ý nghĩa. Giúp giảm bớt rủi ro từ những dịch hại này.

Theo TS. Hách, để đảm bảo được hiệu quả đầu tiên cần làm đất tốt, hạn chế được ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn, cần phải hóa giải những yếu tố hạn chế trong đất. Đối với vụ Thu Đông nếu đất bị nhiễm phèn thì cần phải đưa nước vào để rửa phèn trước khi sạ. Đối với đất bị ngộ độc hữu cơ thì có thể giãn thời gian và khoảng cách giữa 2 vụ, tốt nhất là 3 tuần, đối với vụ này có thể sạ 120 kg/ha bù trừ hao hụt, sử dụng giống lúa xác nhận.

TS. Hồ Văn Chiến, nguyên GĐ Trung tâm BVTV phía Nam cho biết: Đối với đất càng cạn kiệt dinh dưỡng thì bà con càng nên sạ thưa, quang hợp cạnh tranh thiếu ánh sáng. Nếu cây lúa thẳng thì ánh nắng chiếu thẳng xuống được, nếu đồng ruộng sạ dày, cây lúa có đặc tính nhóng lên để hứng ánh sáng. Nếu bón thừa phân đạm dẫn đến lá lúa rũ xuống, cây lúa càng nhóng lên nữa dẫn đến dễ đổ ngã. Hầu hết nông dân thường bón thiếu phân lân ở giai đoạn đầu dẫn đến cây lúa về sau dễ đổ ngã và bị muỗi hành tấn công, mặc khác lại bón dư kali làm cháy bẹ lá và lại tiếp tục tạo điều kiện để muỗi hành tấn công.

Còn sạ dày gặp thời tiết mưa bão cây dễ đổ ngã hơn, để cây lúa cạnh tranh với cỏ thường sạ dày để cây lúa đè cây cỏ, đây là một quan niệm sai khi thực tế cây cỏ thường cao hơn cây lúa, cuối cùng cây cỏ thường “đè” cây lúa. Vì vậy cần chú ý sạ hàng từ 80-100 kg giống/ha. Từ đó tạo điều kiện để thiên địch phát triển nhằm hạn chế sâu bệnh gây hại.

Riêng đối với vùng đất mặn, phèn thì nên bón lượng đạm cao hơn, do trong điều kiện đất mặn độ pH cao, khả năng thất thoát phân đạm cũng cao hơn so với vùng đất phù sa và đất phèn, khuyến cáo bón khoảng 140-160 kg urê cộng với 90-100 kg DAP và bón khoảng 50 kg kali clorua, tùy theo điều kiện từng vùng mà bà con có thể gia giảm lượng phân bón để phù hợp.

Người trồng lúa cần biết thích nghi với thiên nhiên

Nỗi lo thường trực của bà con nông dân ĐBSCL mỗi khi vào vụ là chuẩn bị chống chọi với hạn mặn vừa xong lại tìm cách để đề phòng lũ đến. Đặc biệt, trong giai đoạn biến đổi khí hậu, thời tiết nông vụ diễn biến khó lường thì việc đề phòng và chống chọi lại càng cẩn trọng hơn.

Năm nay, theo dự báo lũ có dấu hiệu về sớm nhưng cũng khó có lũ cao. Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu và dòng chảy đầu nguồn đã bị khống chế bởi các thủy điện nên mọi dự đoán đều khó chính xác. Vì vậy, bà con mình chủ động đề phòng là điều phải tính tới. Hiện tại, đang là mùa mưa và còn kéo dài thêm 3 tháng nữa, một số vùng như Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và bắc Tiền Giang, bà con đã làm đê chống lũ thì cần củng cố lại đê bao cho tốt, chú ý những trà lúa chín vào đầu và giữa tháng 9 dương lịch, các vùng dự định gieo sạ lúa Thu Đông muộn thì cần cân nhắc kỹ. Thông thường, các tỉnh từ Long An, Đồng Tháp, An Giang, bắc Tiền Giang và Kiên Giang hay bị lũ sâu, còn các tỉnh nam ĐBSCL bị lũ nhẹ hơn, bà con ở những vùng bị lũ sâu đã có kinh nghiệm tránh lũ của những năm trước đây nên có thể sử dụng kinh nghiệm đó để tránh lũ nếu lũ về.

36-38-PR-BinhDien-1-7f
Doanh nhân Lê Quốc Phong, Tổng GĐ Công ty CP Phân bón Bình Điền.

 Đối phó với hạn mặn phức tạp hơn, tuy nhiên bà con cũng đã quen đối phó trong mấy vụ gần đây. Bên cạnh đó, một số bà con đã tham gia chương trình sản xuất lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu, nhiều bà con khác cũng được tiếp cận với thông tin qua các đợt tập huấn của cơ quan khuyến nông cũng như  qua các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó, lúc này cần áp dụng gói kỹ thuật căn bản bao gồm tránh né và chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã có như: Chưa gieo sạ khi trời còn hạn hay độ mặn còn cao. Xử lý môi trường đất và nước để đạt gần với điều kiện tự nhiên của những năm bình thường rồi mới gieo sạ (nếu phèn thì bón vôi tăng lân, mặn thì sử dụng phân Đầu trâu mặn, phèn). Cày bừa kỹ, xử lý rơm rạ kỹ, dùng giống xác nhận, nếu chưa có nước mà thời vụ tới có thể sạ khô (không ngâm hạt giống), sạ thưa mức 80 kg/ha, tối đa là 100 kg/ha. Bón phân cân đối, theo hướng dẫn trên bao bì, bà con chú ý quản lý nước thật tốt, thăm đồng thường xuyên để có biện pháp ứng phó kịp thời.

Thiên nhiên có thể biến đổi thất thường, nhưng bà con cũng phải trồng lúa, do đó cần phải thích nghi với các biến đổi để áp dụng các tiến bộ KHKT cũng như kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình canh tác, thì dù có khó khăn, bà con mình cũng sẽ vượt qua.

 Lê Quốc Phong

 Hoàng Huy

_NTD_So 104_26
 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.