Thứ tư, 01/04/2015, 06:46 AM

Người giữ “hồn” cho nghề trống đồng Việt Nam

(NDT) - Hàng vạn chiếc Trống đồng ra đời với công nghệ đúc bằng phương pháp mẫu chảy trong môi trường chân không của Kỹ sư Nguyễn Thượng Sách đã góp phần lớn giữ gìn nét văn hóa truyền thống hơn 4000 năm của dân tộc ta.

Duyên nợ nghề chọn người

Sinh ra tại Hải Phòng (xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy), nơi đây không phải cái nôi của nghề đúc đồng nhưng công việc ông gắn bó tới bây giờ chính là nghề đúc. Tốt nghiệp khoa luyện kim, chuyên ngành đúc từ những năm 80 của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, kỹ sư Nguyễn Thượng Sách luôn mong muốn kết hợp phương pháp đúc đồng truyền thống và sử dụng kiến thức đã học, tạo ra sản phẩm Trống đồng để lưu giữ, phục hồi những nét văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc ta.

Về thăm xưởng đúc của kỹ sư tại Hải Dương vào những ngày nông nhàn, nhìn từ ngoài vào khó ai tin được mỗi ngày nơi đây sản xuất ra hàng nghìn sản phẩm đúc công nghệ cao. Bên trong xưởng, tiếng máy móc ồn ào, công nhân hăng say làm việc, các công đoạn đúc đều chia ra từng phòng rất chuyên môn và cẩn thận trên từng chi tiết.

duc dong

Nguyễn Thượng Sách bên những chiếc Trống đồng vừa ra lò

Công nghệ đúc mới của kỹ sư là một bước ngoặt lớn, hướng đi sáng tạo cho ngành đúc tại Việt Nam. Quá trình thiết kế có sự nghiên cứu lâu dài, kết hợp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay. Đúc chính xác bằng phương pháp mẫu chảy trong môi trường chân không có thể sản xuất ra hàng loạt sản phẩm tinh xảo, chính xác, đẹp và chất lượng đồng đều. Đây là một công nghệ sạch thân thiện với môi trường có khả năng cớ khí hóa và tự động hóa cao, góp phần cái thiện năng suất lao động, môi trường và hết sức ưu Việt.

Kỹ sư Nguyễn Thượng Sách kể về những yếu tố chính thúc đẩy ông quyết tâm với nghề đúc. Những năm 2005, hàng loạt tác động về thị trường, giá cả của mặt hàng tặng phẩm văn hóa trong nước đã thúc đẩy kỹ sư nghiên cứu công nghệ đúc vào năm 2006. Kỹ sư tâm sự: Các mặt hàng tặng phẩm văn hóa giá trị Việt Nam vào giai đoạn 2005 thực sự rất ít và đơn điệu, đi tới đâu tôi cũng gặp hàng nhập khẩu, trong khi đó nước mình có rất nhiều sản phẩm giá trị văn hóa từ  hàng nghìn năm như Trống đồng, chùa Một Cột, khuê Văn Các...  Ngoài ra, khi tôi đọc bài báo viết về tâm sự của một khách du lịch tới Việt Nam và muốn tìm một món quà ý nghĩa do người Việt làm, nhưng không tìm được để tặng con gái. Những điều đó làm tôi trăn trở, được học chuyên ngành, có kiến thức tại sao chúng ta không tự giới thiệu về văn hóa nước ta tới bạn bè thế giới thông qua những tặng phẩm ý nghĩa này. Mục đính chính khi nghiên cứu của tôi gồm 3 sản phẩm chính đó là: Trống đồng, chùa Một cột (đại diện cho Phật giáo) và Khuê Văn các (đại diện cho Nho giáo.

Từng bước khôi phục Trống đồng

Việc đúc thành công hàng loạt sản phẩm Trống đồng gặp rất nhiều khó khăn, vì công nghệ đúc phụ thuộc nguyên liệu, làm sao để sử dụng được nguyên liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập ngoại, giảm chi phí chênh lệch lến tới 8 đến 10 lần. Đây là một bài toán khó và ông đã nghiên cứu thành công. Hiện tại, số lượng Trống đồng mà kỹ sư đúc lên tới hàng vạn chiếc, sản phẩm có mặt trên khắp cả nước và quốc tế. Ngoài ra, ông đúc rất nhiều các sản phẩm khác như: Chùa Một Cột, Khuê Văn Các, tượng Thánh Gióng, chân dung Bác Hồ… Riêng bộ Trống đồng gồm 13 mẫu kích thước lớn nhỏ.

sdf

Công nhân tỉ mỉ vào khuôn trống

Hình ảnh Trống đồng vốn gắn bó với đời sống dân ta từ xưa, nhưng nhiều người chỉ có thế ngắm trống đồng tại các bảo tàng lớn, xem hình ảnh từ các kênh thông tin.Bộ Trống đồng gồm 13 mẫu hiện nay đã có mặt hầu như trên cả nước và quốc tế, đáp ứng nhu cầu giá trị tinh thần cho người Việt và khách du lịch khắp nơi. “Có nhiều khách quen năm nào thăm Đền Hùng cũng mua một sản phẩm Trống đồng về chơi và đặt trong không gian trang trọng của gia đình, nhiều người đến nay đã có cả một bộ sưu tập về Trống đồng các cỡ” – kỹ sư vui vẻ kể.

Mặc dù, sở hữu công nghệ đúc hiện đại nhất và có thể đúc bất kỳ sản phẩm nào, nhưng mong muốn lớn nhất của ông vẫn là đúc thành công chiếc Trống đồng gần giống với chiếc Trống ông cha ta đã làm. Tuy nhiên, theo ông điều này rất khó và đòi hỏi mọi mặt về thời gian và kinh phí, kỹ sư cũng đang từng bước chuẩn bị và dự tính sẽ bắt tay làm vào năm 2014. “Khó khăn nhất là phần mặt trống, phải thật mỏng để lan tỏa được độ vang, đòi hỏi nguyên liệu hợp kim sạch. Đồng tại Việt Nam tuy rẻ nhưng chất lượng kém nên rất khó để tiến gần tới tiếng trống của Hai Bà Trưng vang lên làm quân Mã Viện dựng tóc gáy. Tôi không biết mình có thể làm được không nhưng tôi cứ đi và cứ làm, làm được tới đâu hay tới đó với hết khả năng của tôi” – ông chia sẻ.

Công nghệ của kỹ sư Nguyễn Thượng Sách đang góp một phần rất lớn vào việc giữ gìn văn hóa Trống đồng hàng nghìn năm của dân tộc, tạo công ăn việc làm cho hơn 40 công nhân trình độ thấp tại địa phương. Năm 2012 bộ Trống đồng được UBND tỉnh Hải Dương bình chọn là sản phẩm Công nghiệp Nông thôn tiêu biểu năm. Sản phẩm cũng được Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam công nhận là Sản phẩm tinh hoa làng nghề năm 2013.

Mọi thông tin về Văn hóa Đời sống, xin mời xem thêm tại đây.

Hoàng Nhung

Bình luận

Nổi bật

Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh Lâm Đồng: Tiên phong trong nghiên cứu ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ

Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh Lâm Đồng: Tiên phong trong nghiên cứu ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

(CL&CS) - Vừa qua, Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh Lâm Đồng (đơn vị trực thuộc Sở KHCN) đã ghi dấu ấn 20 năm khẳng định là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ, đóng góp thiết thực vào sự phát triển KHCN và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ngành khoa học và công nghệ sẽ có nhiều cống hiến để hiện thực hóa quy hoạch tỉnh Quảng Nam

Ngành khoa học và công nghệ sẽ có nhiều cống hiến để hiện thực hóa quy hoạch tỉnh Quảng Nam

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

(CL&CS) - Những nghiên cứu khoa học, công nghệ trên nhiều lĩnh vực đã được ứng dụng hiệu quả, góp phần hiện thực hóa khát vọng Quảng Nam trong thời kỳ mới.

Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo

Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:18

(CL&CS) - Đây là một trong những hoạt động của Đề án “Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô xây dựng Thành phố hòa bình, sáng tạo giai đoạn 2023-2026” đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, và là hoạt động ý nghĩa của Phụ nữ Thủ đô hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.