Thứ hai, 28/05/2018, 19:10 PM

Người dưng... chăm sóc hai chị em tâm thần

(NTD) - Nhiều năm rồi, người đàn bà nghèo nơi xóm núi vẫn âm thầm nuôi và chăm sóc hai chị em điên không hề “bà con dòng họ”, ở cách mình hơn 1km…

Gặp chị, người phụ nữ có dáng “sấp ngửa” với bộ quần áo cũ mèm nhưng đôi mắt ánh lên vẻ nhân hậu và nụ cười lúc nào cũng thường trực trên môi. Người phụ nữ thôn Khô Roa, xã Ia Ròng (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) giản dị như chính những con người của xóm núi nơi đây

Hai thân phận đáng thương

Chị không kể nhiều về mình, dù đã hơn 5 năm chẳng quản sớm hôm, công sức lặng lẽ chăm sóc, nuôi nấng hai chị em người dưng mắc bệnh tâm thần cách nhà 1 km.

Trong nơi ở tuềnh toàng “vương” đầy khốn khó của mình, song câu chuyện của chị chỉ liên quan đến số phận hai người điên mà chị cưu mang chăm chút bấy lâu. Chị bảo, nhìn hai con người không may mắn ngồi ngơ ngác, thỉnh thoảng lại nói nhảm rồi nở nụ cười ngô nghê là lòng chị quặn thắt và nước mắt chảy dài trên gò má gầy gò, già nua trước tuổi.

Chị kể, hơn 20 năm nay, cứ mỗi lần nghĩ đến cảnh hai chị em Kpăh H’ Nhoai và Kpăh H’ Beo (thôn Khô Roa, xã Ia Ròng, huyện Chư Pưh) bị nhốt trong góc nhà tối om, lòng chị như bị ai xé ra từng mảnh. Chị xót xa cho hai con người chẳng cùng máu mủ ruột rà, chị đứng ngồi không yên khi họ, cứ mỗi lần lên cơn, là phá phách, chửi bới, rồi bị người ta đánh đập, xua đuổi. “Chúng khổ lắm! Xót lắm!” - chị nói vậy.

Ngôi nhà của chị em Kpăh H’ Nhoai và Kpăh H’ Beo nằm hun hút cuối một xóm nghèo ven núi. Trong góc tối căn nhà, cảnh tượng thật đau lòng khi hai con người nằm trong một cái “chuồng” nhỏ bé, nước dãi trên miệng lem nhem và đôi mắt vô hồn ngước hoài lên mái… Thế nhưng, có tận mắt chứng kiến cảnh chăm sóc, tắm rửa, dọn dẹp nhà cửa cho họ, như một người mẹ, hẳn ai cũng thấy ấm lòng và cảm nhận được tình yêu thương, sẻ chia dành cho những số phận không may mắn của chị lớn đến mức nào.

Cách đây 5 năm, trong một lần tuyên truyền ở cơ sở, chứng kiến Kpăh H’ Nhoai và Kpăh H’ Beo trên người không mảnh vải che thân, lang thang trong thôn cười nói, thấy vật gì cũng bỏ vào miệng ăn… chị chẳng thể cầm lòng. Nhoai và Beo đã ngoài 30 tuổi và là hai chị em ruột mắc bệnh tâm thần, cư ngụ trong một ngôi nhà rách nát và sống phụ thuộc hoàn toàn vào cô em gái cạnh nhà. Thế nhưng, gia cảnh của cô em gái cũng chẳng khá giả gì, khi phải vất vả làm thuê, làm mướn nuôi con nên hàng ngày cũng chỉ “trợ cấp” cho hai chị ruột một ít cơm không. Mỗi lần hai người chị lên cơn, cô không biết làm gì ngoài việc xích chân họ lại. Bị xích trong phòng, khi em gái đưa cơm, Nhoai và Beo đổ hết xuống đất rồi bốc lên ăn…

Về nhà, suốt đêm hôm đó, chị không ngủ được vì trăn trở nghĩ cách giúp hai chị em người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đáng thương.

1-1-1
“Cứ làm như cái tâm mình muốn vậy, đơn giản và rất thanh thản” - người phụ nữ có tấm lòng nhân hậu bảo vậy.

Hơn một tấm chân tình

Nhà chị Huỳnh Thị Thu Hà - tên người phụ nữ tốt bụng, cách nhà của chị em Nhoai và Beo gần 1 km. Thế nhưng, dù tất bận với công tác xã hội, với việc mưu sinh nuôi sống gia đình, nhưng người phụ nữ tuổi U50 vẫn dành thời gian quan tâm giúp đỡ hai chị em Nhoai - Beo đều đặn mỗi ngày: Sau khi làm việc và chăm lo cho gia đình xong, chị tất tưởi nấu cơm rồi mang đến cho Nhoai - Beo, cẩn thận đút từng thìa, rồi dọn dẹp, rồi tắm rửa, rồi trò chuyện, rồi dỗ dành uống thuốc… như đấng sinh thành chăm lo cho hai con nhỏ của mình. Mỗi lần thấy Nhoai và Beo tự gây thương tích là mỗi lần chị lại cặm cụi băng bó, bôi thuốc rồi thủ thỉ hệt như người mẹ dỗ dành những đứa con mình rứt ruột đẻ ra.

Ngoài tự mình giúp hai con người “chả bà con dòng họ”, chị Hà còn vận động nhiều chị em phụ nữ khác trong thôn đóng góp ngày công và hỗ trợ tiền bạc sửa chữa chỗ ở cho hai chị em. Trước kia, “căn phòng” của Nhoai và Beo, mái tôn hỏng, dột nát; nền nhà sình lầy, dơ bẩn thì nay, nhờ sự kêu gọi giúp đỡ của chị đã được lát gạch hoa, mái lợp đàng hoàng chắc chắn.

Trao đổi với PV, bà Huỳnh Thị Thu Nguyệt - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Ia Ròng nói: “Trong những năm qua, chúng tôi đã triển khai nhiều mô hình giúp đỡ phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và được nhiều hội viên phụ nữ nhiệt tình tham gia mà chị Huỳnh Thị Thu Hà, Chi hội trưởng Phụ nữ thôn Khô Roa là một điển hình. Bản thân chị Hà luôn năng nổ nhiệt tình trong công tác hội và rất quan tâm giúp đỡ những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt trong 5 năm qua, chị đã chăm sóc giúp đỡ hai chị em mắc bệnh tâm thần. Bằng tình yêu thương vô bờ của chị mà bệnh tình, sức khỏe của Kpăh H’ Nhoai và Kpăh H’ Beo đã có chiều hướng tốt hơn!”

Chiều mênh mang nơi xóm núi, ngôi nhà của hai chị em tâm thần Kpăh H’ Nhoai và Kpăh H’ Beo thực sự ấm lên bởi bàn tay chăm sóc của một… người dưng. Ở nơi xóm núi nghèo khó ấy đã và đang sáng lên bởi trái tim yêu thương, biết sẻ chia và cảm thông của một phụ nữ nhân hậu, người đã giúp cuộc sống trở nên ý nghĩa nhiều hơn!

Minh Ngọc

_NTD_So 437-438_In F_Page_35
 

Bình luận

Nổi bật

Đài thiên văn cao nhất thế giới xây trên sa mạc đi vào hoạt động

Đài thiên văn cao nhất thế giới xây trên sa mạc đi vào hoạt động

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:16

Ý tưởng cho dự án đài thiên văn này đã được hình thành từ 26 năm trước với mục đích nghiên cứu sự tiến hóa của các thiên hà và ngoại hành tinh.

Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu họp đánh giá các hồ sơ đề cử Giải thưởng năm 2024

Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu họp đánh giá các hồ sơ đề cử Giải thưởng năm 2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:15

(CL&CS)- Hội đồng xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2024 đã xem xét 16 đề cử từ các Hội đồng khoa học để chọn ra các hồ sơ xuất sắc nhất để trao giải.

Các tiêu chuẩn phổ biến của tín chỉ carbon rừng

Các tiêu chuẩn phổ biến của tín chỉ carbon rừng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:12

(CL&CS)- Bằng việc tuân thủ các tiêu chuẩn tín chỉ carbon rừng không chỉ đảm bảo tính minh bạch và tin cậy cho thị trường tín chỉ carbon mà còn khuyến khích và thúc đẩy đầu tư vào các dự án bảo vệ rừng, từ đó giảm thiểu phát thải khí nhà kính.