Media chất lượng & cuộc sống
Thứ năm, 11/04/2024, 16:13 PM

Người chiến sĩ đầu tiên phất lá cờ chiến thắng trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu mốc son chói lọi, chấm dứt cuộc chiến tranh lâu dài nhất và vĩ đại nhất của nhân dân ta

Câu chuyện của những người lính từng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mãi là những minh chứng về lịch sử sống động và hào hùng.

49 năm đã trôi qua nhưng trong không khí của tháng Tư lịch sử, ký ức về Đại thắng mùa Xuân năm 1975 của những cựu chiến binh tại Thành phố mang tên Bác vẫn còn vẹn nguyên, vang vọng, không thể nào quên. Trong đó, hình ảnh lá cờ chiến thắng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc Dinh Độc Lập đã trở thành mốc son chói lọi, đánh dấu sự chấm dứt cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta.

Người làm nên kỳ tích lịch sử với hai bàn tay không

Chia sẻ trên Báo Tiền Phong năm 2018, ông Ngô Sĩ Nguyên, cựu pháo thủ số 1 xe tăng 390, xe tăng đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 cho biết, trong quá trình tới Dinh Độc Lập, xe tăng 843 (do Đại đội trưởng Bùi Quang Thận là trưởng xe) và xe tăng 390 (do Chính trị viên Vũ Đăng Toàn là trưởng xe, Đại đội phó Lê Văn Phượng ngồi cùng xe) là hai xe dẫn đầu. Tới gần Dinh Độc Lập, các thành viên kíp xe tăng 390 thấy xe tăng 843 đang mắc ở cổng phụ bên trái dinh.

Trước tình thế khẩn trương, khi được đồng đội hỏi ý kiến, trưởng xe 390 Vũ Đăng Toàn đã hạ lệnh: “Cho xe tiến thẳng vào”. Lái xe Nguyễn Văn Tập lập tức tăng tốc để xe tăng 390 lao tới húc văng hai cánh cửa cổng chính Dinh Độc Lập, rồi băng qua thảm cỏ để tới trước dinh. Lúc này, xe tăng 843 vẫn mắc ở cổng phụ nên Đại đội trưởng Bùi Quang Thận quyết định ra ngoài, cầm theo lá cờ cắm trên tháp pháo và chạy bộ vào dinh.

Đại đội trưởng Bùi Quang Thận ra khỏi xe tăng, lấy lá cờ giải phóng trên xe của mình cắm lên cột cờ trên nóc Dinh Độc Lập. Ảnh tư liệu

Đại đội trưởng Bùi Quang Thận ra khỏi xe tăng, lấy lá cờ giải phóng trên xe của mình cắm lên cột cờ trên nóc Dinh Độc Lập. Ảnh tư liệu

Lúc đó, do không có cờ được chuẩn bị sẵn nên Đại đội trưởng Bùi Quang Thận đã tháo lá cờ trên tháp pháo xuống để vào dinh. Lá cờ trận mạc này tuy không to, nhưng đã đồng hành cùng xe hàng ngàn cây số, trải qua nhiều trận đánh nên là một biểu tượng rất có ý nghĩa ở thời khắc lịch sử này khi được cắm tại Dinh Độc Lập.

Lúc lên tới nóc dinh, để cắm được cờ, Bùi Quang Thận phải hạ lá cờ “ba sọc” của Việt Nam Cộng Hòa xuống. Lá cờ này to, vải dày nên khá mất thời gian Đại đội trưởng Bùi Quang Thận mới hạ được cờ. Trước khi kéo cờ của ta lên nóc Dinh Độc Lập, vì muốn lưu lại khoảnh khắc này, người Đại đội trưởng đã ghi vào góc cờ: “Bùi Quang Thận - 11h30 ngày 30/4/1975”.

Sau khi kéo cờ xong, Đại đội trưởng Bùi Quang Thận cuộn lá cờ “ba sọc” lại, cầm theo và đi xuống sân Dinh Độc Lập. Lúc này, bộ đội ta đã vào Dinh rất đông, nhiều lá cờ chiến thắng được phất lên và cắm ở một vài nơi. Thấy Bùi Quang Thận, một số phóng viên đã tới chụp ảnh, trong khi tay anh vẫn cầm theo chiến lợi phẩm là lá cờ “ba sọc” được cuộn tròn. Sau này, khi cần tìm hiểu xem ai là người đã cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập, lá cờ “ba sọc” mà Đại đội trưởng Bùi Quang Thận cầm theo là minh chứng quan trọng để xác định việc này.

Sau khi cắm cờ, Đại đội trưởng Bùi Quang Thận được các nhà báo quốc tế chụp ảnh tại sân Dinh Độc Lập. Ảnh tư liệu/Báo Tiền Phong

Sau khi cắm cờ, Đại đội trưởng Bùi Quang Thận được các nhà báo quốc tế chụp ảnh tại sân Dinh Độc Lập. Ảnh tư liệu/Báo Tiền Phong

Còn Đại tá Bùi Quang Thận kể lại rằng: "Tiêu diệt xong căn cứ Nước Trong. Đến 9h sáng ngày 30/4 Đại đội 4 tăng của chúng tôi quyết định vượt cầu tiến vào thành phố, phía trước chúng tôi là chiếc xe của Đại đội 3 do đồng chí Hùng chỉ huy bị xe tăng M41 bắn cháy. Xe 843 của tôi vọt lên tiêu diệt xe địch và tiếp tục vượt cầu. Khi đến Dinh Độc Lập thấy cổng đóng. Tôi ra lệnh cho pháo thủ 2 Nguyễn Văn Kỷ giục pháo thủ 1 Thái Bá Minh nhắm giữa cổng Dinh Độc Lập khai hỏa. Không hiểu sao đạn không nổ? Hai lần như vậy, tôi ra lệnh quay nòng pháo ra sau để cho xe húc đổ cổng Dinh. Trong 10 phút phải húc 3 lần thì cánh cổng trái mới bung ra.

Ngay lúc đó xe tăng 390 do anh Vũ Đăng Toàn chỉ huy lao vào húc đổ cổng chính. Thế là cả hai xe đều tiến vào bên trong. Tôi cầm theo lá cờ rồi chạy vào dinh mà không mang theo một thứ vũ khí gì!..."

Sau này, khi hồi tưởng lại, chính ông Bùi Quang Thận cũng không ngờ mình đã làm nên kỳ tích lịch sử chỉ với… hai bàn tay không.

Thân thế người đầu tiên phất lá cờ chiến thắng

Đại tá Bùi Quang Thận. Ảnh: Thái Bình TV

Đại tá Bùi Quang Thận. Ảnh: Thái Bình TV

Đại tá Bùi Quang Thận sinh năm 1948 tại Thái Bình, trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Ông chính thức tham gia quân đội năm 1966 khi bước sang tuổi 18 thuộc Trung đoàn Tăng - Thiết giáp. Tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ông giữ vai trò Đại đội trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Tăng - Thiết giáp trong Quân đoàn 2, là đơn vị trực tiếp đảm nhiệm việc đánh chiếm Dinh Độc Lập.

Có mặt trên chiếc xe tăng T54 mang số hiệu 843 đi đầu đội hình tiến vào Dinh Độc Lập trong buổi trưa 30/4/1975, ông đã cầm lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam chạy bộ vào trong dinh và yêu cầu dẫn lên chỗ cắm cờ.

Hạ lá cờ của chính quyền Dương Văn Minh xuống, ông Bùi Quang Thận đã thận trọng viết tên mình vào 1 góc lá cờ cùng thời gian chính thức lá cờ được kéo lên nóc Dinh Độc Lập là 11h30.

Và giây phút 11h30 ngày 30/4/1975 ấy đã trở thành mốc lịch sử trong sự nghiệp chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. Năm 1999, ông Bùi Quang Thận được phong hàm Đại tá. Năm 2000, ông nghỉ hưu và trở về quê chăm sóc gia đình, chăn nuôi và trồng cấy.

Đại tá Bùi Quang Thận (thứ 2 từ phải sang) trong cuộc hội ngộ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1976. Ảnh tư liệu

Đại tá Bùi Quang Thận (thứ 2 từ phải sang) trong cuộc hội ngộ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1976. Ảnh tư liệu

Ông đã được tặng nhiều phần thưởng như Huân chương Chiến công Giải phóng Hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ giải phóng Hạng Nhất, Huân chương Chiến công Hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang, Huân chương Chiến công giải phóng Hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước Hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Năm 2013, Đại tá Bùi Quang Thận được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, sau khi ông mất một năm.

Tham khảo:

- Chiến sỹ đầu tiên cắm lá cờ trên nóc Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 là ai? - Báo VTC News

- Chuyện cắm cờ tại Dinh Độc Lập - Báo Tiền Phong

- Người cắm cờ trên dinh Độc Lập qua đời - Báo Tuổi Trẻ

- Truy tặng đồng chí Bùi Quang Thận và phong tặng đồng chí Lê Duy Ứng danh hiệu Anh hùng LLVTND - Báo QĐND

Quỳnh Như

Bình luận

Nổi bật

Bản tin CL&CS: Tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh vận tải dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Bản tin CL&CS: Tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh vận tải dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:05

(CL&CS) - Những nội dung chính: Hà Nội: Tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh vận tải dịp nghỉ lễ; Tạo bứt phá về năng suất, chất lượng từ KHCN và đổi mới sáng tạo; Công an Hà Nội xử lý hàng loạt học sinh, sinh viên vi phạm giao thông; Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 5,5% trong năm 2024.

Bản tin CL&CS: Tích hợp hệ thống quản lý nâng cao năng suất chất lượng

Bản tin CL&CS: Tích hợp hệ thống quản lý nâng cao năng suất chất lượng

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 22:00

(CL&CS) - Những nội dung chính: Tích hợp hệ thống quản lý nâng cao năng suất chất lượng; Hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Những tín hiệu tích cực từ cộng đồng; Trung tâm đăng kiểm không được tự ý từ chối xe cải tạo

Bản tin CL&CS: Tiêu chuẩn hóa giúp doanh nghiệp xác định được chuẩn mực hoạt động sản xuất kinh doanh

Bản tin CL&CS: Tiêu chuẩn hóa giúp doanh nghiệp xác định được chuẩn mực hoạt động sản xuất kinh doanh

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 15:07

(CL&CS) - Những nội dung chính: Tiêu chuẩn hóa giúp doanh nghiệp xác định được chuẩn mực hoạt động sản xuất kinh doanh; Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số để xúc tiến thương mại; Bụi mịn ở Hà Nội gấp đôi quy chuẩn; Giá trị thương hiệu Việt Nam đạt gần 500 tỷ USD trong năm 2023.