Ngôi trường top đầu là 'lò đào tạo' đại gia Việt, nơi 2 lãnh đạo cấp cao của 'Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam' từng theo học
Gần 70 năm qua, trường đã trở thành cơ sở đào tạo hàng đầu và cung cấp nguồn nhân lực cao cho Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) được thành lập từ năm 1956, với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế - Tài chính Trung ương, là trường đại học kinh tế đầu tiên của cả nước được đặt trong hệ thống Đại học Nhân dân, do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Hiệu trưởng danh dự.

Đại học Kinh tế Quốc dân. Ảnh: Website nhà trường
Sau nhiều lần thay tên, tháng 10/1985, trường chính thức có tên là Đại học Kinh tế Quốc dân và giữ nguyên cho đến ngày nay.
Nơi đào tạo ra những doanh nhân hàng đầu
Gần 70 năm qua, trường đã trở thành cơ sở đào tạo hàng đầu và cung cấp nguồn nhân lực cao cho Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh. Trong hàng ngũ của những doanh nhân hàng đầu của đất nước, rất nhiều người là cựu sinh viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Tiêu biểu có thể kể đến ông Trần Đình Long, ông là một doanh nhân, tỷ phú đô la, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG). Ông cũng được coi là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép Việt Nam.

Ông Trần Đình Long và ông Trần Tuấn Dương cùng tốt nghiệp cử nhân kinh tế Đại học Kinh tế quốc dân năm 1986
Những năm ngồi trên giảng đường NEU, ông Trần Đình Long có một người bạn thân thiết là ông Trần Tuấn Dương. Sau 6 năm ra trường, ông Long và ông Dương cùng những người bạn của mình thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng Hòa Phát.
Trải qua hơn 30 năm phát triển, CTCP Tập đoàn Hòa Phát đã trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (theo bảng xếp hạng VNR500 của CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam - Vietnam Report). Hiện ông Trần Đình Long là Chủ tịch HĐQT, còn ông Trần Tuấn Dương đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT.
Một số doanh nhân nổi tiếng khác cũng từng học tại Đại học Kinh tế Quốc dân như ông Dương Công Minh (Chủ tịch HĐQT Sacombank, CTCP Chứng khoán Liên Việt, Chủ tịch HĐQT CTCP Him Lam); ông Vũ Văn Tiền (Phó Chủ tịch HĐQT An Bình Bank, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Geleximco); bà Nguyễn Thị Nga (Phó Chủ tịch SeaBank, Chủ tịch Tập đoàn BRG)...
Bên cạnh đó, đây cũng là ngôi trường có nhiều cựu sinh viên là các chính trị gia. Phát biểu tại lễ kỷ niệm 20/11/2022, Chủ tịch nước khi đó - ông Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ, ông là cựu sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khoá 15 khoa Công nghiệp (1973-1977). Nguyên Chủ tịch nước cũng như các bạn đồng môn luôn tự hào từng là sinh viên của trường, tự hào về các thầy cô dạy mình, luôn nhớ ơn các thầy cô cũ mà phần lớn các thầy cô đã đi xa.

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là vốn là sinh viên Khoá 15 khoa Công nghiệp, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Ảnh: Kiều Linh/Báo Thanh Niên
Ông cho biết, trong đội ngũ lãnh đạo cao cấp Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính Phủ, lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn, có nhiều người là bạn đồng môn cùng ông. Riêng trong hàng ngũ cán bộ Trung ương Đảng khoá XIII, có 15 uỷ viên, là lãnh đạo các bộ và bí thư các tỉnh, thành là cựu sinh viên của trường...
Những năm gần đây, bên cạnh Đại học Ngoại thương (FTU), Đại học Kinh tế Quốc dân cũng nổi lên với danh xưng "nôi đào tạo Hoa - Á hậu quốc dân", với rất nhiều gương mặt đang “làm mưa làm gió” tại các cuộc thi nhan sắc lớn. Hoa hậu Đỗ Thị Hà, Hoa hậu Xuân Hạnh, Á hậu Phương Nga, Á hậu Trịnh Thùy Linh... đều đã và đang theo học tại đây.

Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà
Cơ sở vật chất khang trang và hiện đại
Đại học Kinh tế Quốc dân sở hữu cơ sở vật chất rất khang trang và hiện đại. Tòa nhà Thế Kỷ - Giảng đường A2 của NEU với diện tích 96.000m2, được thiết kế dạng cầu thang xoắn ốc và kiến trúc Pháp hiện đại theo tông màu trắng đỏ chủ đạo. Đây là địa điểm sống ảo nổi tiếng và yêu thích của rất nhiều thế hệ sinh viên.

Tòa nhà Thế Kỷ của NEU
Tòa giảng đường này mất tới 13 năm xây dựng và hoàn thiện. Sau khi đưa vào sử dụng, đây chính là một tổ hợp công trình vô cùng hoành tráng với những khu giảng đường lớn, thư viện cũng như khối nhà hành chính; tổng số lên tới 147 phòng chức năng, 6 phòng hội thảo, 96 phòng làm việc và 17 thang máy.
Hệ thống hành lang tròn hay phức hợp cầu thang "tuy 2 mà 1", kết hợp với giếng trời khổng lồ chính giữa tòa nhà. Cách hai màu đỏ trắng đan cài vào nhau cũng khiến toàn bộ công trình trở nên vừa độc đáo vừa ấn tượng.
Ngoài ra, mỗi phòng học đều trang bị đầy đủ máy tính, máy chiếu, âm thanh chất lượng và điều hòa mát mẻ. Wifi luôn luôn được phủ kín trong và ngoài tòa nhà giúp phục vụ công tác giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên đạt hiệu quả tốt nhất.
Thêm vào đó, thư viện Phạm Văn Đồng của trường cung cấp cho sinh viên vô vàn đầu sách hay thuộc nhiều lĩnh vực để sinh viên có thể tự do tham khảo học tập. Những bạn đam mê check-in cũng bị mê tít bởi không gian sang chảnh và siêu hiện đại của thư viện trường.

Thư viện Phạm Văn Đồng gần 300 tỷ đồng với lối thiết kế độc đáo
NEU đào tạo rất nhiều ngành, điển hình như Kinh tế Quốc tế, Kế toán, Marketing, Thương mại điện tử, Kinh doanh thương mại, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị nhân lực, Luật, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Công nghệ thông tin, Quản trị khách sạn, Ngôn ngữ Anh, Quan hệ công chúng....
Sau khi tốt nghiệp NEU, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm luôn nằm ở mức cao. Theo khảo sát, tỷ lệ sinh viên NEU tốt nghiệp năm 2021 ra trường có việc làm dao động trong khoảng 84,24%-97,73%. Nắm giữ "ngôi vương" tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm của NEU là ngành Khoa học máy tính (97,73%), tiếp theo đó là Quản trị nhân lực (94,59%); Marketing (94,16%); Quản trị du lịch lữ hành (93,06%); Quản trị khách sạn (92,86%)...
Quỳnh Như
Bình luận
Nổi bật
Lễ hội chùa Tây Phương sẽ được tổ chức đầu tháng 4/2025
sự kiện🞄Thứ hai, 24/03/2025, 13:39
(CL&CS) - Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận bảo vật Quốc gia (2015 - 2025) và khai hội chùa Tây Phương huyện Thạch Thất năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 2 - 4/4.
Lễ hội Thành Bản Phủ tưởng nhớ Tướng quân Hoàng Công Chất
sự kiện🞄Thứ hai, 24/03/2025, 13:39
(CL&CS) - Lễ hội Thành Bản Phủ năm 2025 được tổ chức với nhiều hoạt động đặc sắc nhằm quảng bá hình ảnh, con người, nét văn hóa của các dân tộc bản địa.
Đà Nẵng: Nhà hàng Danaksara mở cửa trở lại mang hơi thở tinh hoa ẩm thực Miền Trung
sự kiện🞄Chủ nhật, 23/03/2025, 08:34
(CL&CS0 - Nhằm đáp ứng sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch và xu hướng khám phá văn hóa ẩm thực địa phương ngày càng gia tăng, nhà hàng Danaksara chính thức mở cửa trở lại, mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm tinh hoa ẩm thực Miền Trung trong không gian mang đậm bản sắc văn hóa. Ẩm thực miền Trung – Di sản quý giá trong dòng chảy du lịch Việt Nam Miền Trung Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng không chỉ với những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mà còn với nền ẩm thực phong phú, đậm đà hương vị địa phương. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, ẩm thực không chỉ là một phần của trải nghiệm mà còn trở thành cầu nối văn hóa, giúp du khách hiểu hơn về vùng đất họ đặt chân đến. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của ẩm thực trong hành trình khám phá của du khách, nhà hàng Danaksara ra đời với sứ mệnh gìn giữ và phát huy tinh hoa ẩm thực miền Trung, mang đến một không gian ẩm thực độc đáo nơi du khách có thể thưởng thức những món ăn truyền thống được chế biến từ những nguyên liệu địa phương tươi ngon nhất. Trải nghiệm văn hóa qua từng món ăn Tọa lạc tại khuôn viên biệt thự Furama Villas Đà Nẵng, nhà hàng Danaksara là sự giao thoa giữa nét truyền thống và hiện đại, giữa không gian xanh mát và những câu chuyện ẩm thực giàu bản sắc. Với thực đơn phong phú, Danaksara tái hiện trọn vẹn hương vị miền Trung qua các món ăn quen thuộc như gỏi sứa trộn vả, ram chiên tôm thịt, canh chua cá lóc, cá kho truyền thống trong niêu đất, heo ba chỉ kho nước dừa, rau lang luộc chấm mắm nêm, cá cấn kho nghệ, cá chuồn chiên củ nén, ốc um chuối, heo quay bánh hỏi, mì Quảng, bún bò Huế, bún chả cá Đà Nẵng… Mỗi món ăn không chỉ là một công thức nấu nướng, mà còn là một câu chuyện về phong tục, tập quán và đời sống của người dân miền Trung. Nhà hàng không chỉ phục vụ du khách mà còn mang đến những trải nghiệm văn hóa trọn vẹn qua cách bày trí, phong cách phục vụ và sự tận tâm trong từng món ăn. Mục tiêu của Danaksara không chỉ là một địa điểm ẩm thực mà còn là một điểm đến để du khách tìm hiểu, cảm nhận và yêu mến văn hóa miền Trung Việt Nam. Ẩm thực – Động lực thúc đẩy du lịch bền vững Trong bối cảnh du lịch đang phục hồi mạnh mẽ, xu hướng du lịch ẩm thực ngày càng trở thành động lực thu hút du khách quốc tế và trong nước. Du khách không chỉ muốn ngắm nhìn cảnh đẹp mà còn mong muốn trải nghiệm văn hóa qua ẩm thực, tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của từng món ăn. Bằng việc tập trung vào các món ăn truyền thống và cách chế biến chuẩn vị, Danaksara mong muốn góp phần quảng bá ẩm thực miền Trung ra thế giới, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của du lịch địa phương. Nhà hàng cam kết sử dụng nguyên liệu từ nguồn cung cấp uy tín, hỗ trợ các hộ nông dân và ngư dân địa phương, qua đó tạo nên một hệ sinh thái du lịch bền vững, bảo tồn giá trị văn hóa, đồng thời mang lại trải nghiệm ẩm thực đẳng cấp cho du khách. Sự trở lại của nhà hàng Danaksara không chỉ là một dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Furama Villas Đà Nẵng mà còn là một bước tiến trong việc nâng tầm du lịch ẩm thực của miền Trung Việt Nam.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.