Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 15/01/2024, 15:58 PM

Ngôi đền thiêng nằm trên đỉnh núi được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, là nơi lưu truyền câu chuyện về pho tượng chỉ có một tay, một chân

Nơi đây là một trong những ngôi đền thiêng nổi tiếng nhất Sầm Sơn.

Đền Độc Cước nằm trên đỉnh núi Cổ Giải (còn gọi là cổ con rùa biển), thuộc dãy Trường Lệ, TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Dù không bề thế, nguy nga nhưng vẻ cổ kính rêu phong, đậm màu sắc huyền bí của ngôi đền thường thu hút rất đông người dân địa phương và du khách đến tham quan, dâng hương, đặc biệt vào các dịp lễ, Tết.

Vẻ đẹp cổ kính của đền Độc Cước

Vẻ đẹp cổ kính của đền Độc Cước

Đền được xây dựng vào thời nhà Trần, đường lên đền là 40 bậc bằng đá. Từ năm 1962, đền Độc Cước đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Nơi đây hiện còn lưu giữ 8 đạo sắc phong về thần Độc Cước do các triều đình phong kiến phong tặng.

Chính điện đền Độc Cước

Chính điện đền Độc Cước

Đền Độc Cước thờ Đức thánh Độc Cước gắn liền với sự tích chàng trai khổng lồ đã tự xẻ đôi thân mình để vừa đánh đuổi quỷ ngoài khơi vừa đánh giặc trong đất liền cứu dân làng.

Theo truyền thuyết dân gian, Sầm Sơn xưa kia là một vùng biển yên bình. Một ngày nọ đám quỷ biển xuất hiện, chúng cướp phá, đánh giết dân làng. Cậu bé Độc Cước lớn nhanh như thổi thành chàng trai cao to, có sức khỏe phi thường, đánh đuổi bọn quỷ biển, nhưng khi cậu vào bờ thì chúng phá trên biển và ngược lại, khiến người dân muôn phần sợ hãi. Để bảo vệ dân làng, chàng đã xẻ thân mình làm đôi. Một nửa theo người dân ra khơi đánh cá, một nửa lưu lại trên hòn Cổ Giải để chống loài quỷ biển.

Đền thiết kế lối kiến trúc tối giản, nhưng đủ toát lên vẻ uy nghiêm

Đền thiết kế lối kiến trúc tối giản, nhưng đủ toát lên vẻ uy nghiêm

Điểm đặc biệt nhất trong ngôi đền chính là pho tượng thần được tạc bằng gỗ nguyên khối, sơn màu đen, được đặt ở vị trí trang trọng ở toà trung đường. Bức tượng cao tầm 30-40 cm, mang hình dáng bán thân bổ dọc. Vị thần mặc áo võ tướng tay cầm vũ khí, thần thái toát lên vẻ uy dũng, oai phong.

Tượng thần Độc Cước bên trong đền

Tượng thần Độc Cước bên trong đền

Trong đền có hai pho tượng ngựa đúc bằng đồng và cặp tượng phỗng tạc bằng chất liệu đá khối. Nơi đây còn lưu giữ 8 đạo sắc phong về thần Độc Cước do các triều đình phong kiến phong tặng. Ngoài ra còn có nhiều câu đối ca ngợi công lao của vị thần Độc Cước. Kiến trúc trong đền Độc Cước được chạm khắc tinh xảo, xung quanh đền còn có nhiều cây cổ thụ, tạo nên vẻ yên bình, linh thiêng. 

Lễ hội cầu phúc của đền Độc Cước

Lễ hội cầu phúc của đền Độc Cước

Là ngôi đền thiêng nổi tiếng ở TP Sầm Sơn, đền Độc Cước luôn là điểm đến được nhiều người dân, du khách thập phương lựa chọn để đến chiêm bái mỗi dịp lễ, Tết. Nơi đây, hàng năm còn có Lễ hội cầu phúc (16/2 âm lịch), là lễ hội truyền thống lâu đời, được cư dân biển Sầm Sơn tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao của thần Độc Cước và các bậc tiền nhân, cầu cho quốc thái dân an, tôm cá đầy khoang, mùa màng thắng lợi, du lịch phát triển.

Nhật Linh

Bình luận

Nổi bật

Vườn quốc gia hàng đầu châu Á của Việt Nam mở tour tham quan ban đêm xem đom đóm và động vật hoang dã

Vườn quốc gia hàng đầu châu Á của Việt Nam mở tour tham quan ban đêm xem đom đóm và động vật hoang dã

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 22:39

Du khách sẽ được ngắm đom đóm, soi côn trùng và khám phá cuộc sống về đêm của các loài động vật quý hiếm như tê tê, cầy vằn, cầy Mực, mèo rừng, rái cá và culi.

Sắp ngừng khai thác đường bay siêu ngắn, khách ngồi 7 phút đã hạ cánh sau gần 30 năm hoạt động

Sắp ngừng khai thác đường bay siêu ngắn, khách ngồi 7 phút đã hạ cánh sau gần 30 năm hoạt động

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:51

Việc dừng khai thác chặng bay nối liền 2 đảo khiến người dân vô cùng lo lắng.

Ngắm ngôi làng ‘sạch nhất châu Á’ tại quốc gia ô nhiễm bậc nhất thế giới, nắm giữ cây cầu được UNESCO công nhận là Di sản

Ngắm ngôi làng ‘sạch nhất châu Á’ tại quốc gia ô nhiễm bậc nhất thế giới, nắm giữ cây cầu được UNESCO công nhận là Di sản

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:50

Mặc dù Ấn Độ được biết đến như một trong những quốc gia ô nhiễm nhất trên thế giới, nhưng một ngôi làng ở phía Đông Bắc của đất nước này lại được công nhận là nơi sạch nhất châu Á.