Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 23/11/2023, 17:34 PM

Ngôi chùa Việt nổi tiếng có tiếng chuông vọng từ ao sen, là cổ tự đẹp nhất nhì Nam Bộ, sở hữu một loài cây quý hiếm bậc nhất

Ngôi cổ tự này là một minh chứng lịch sử hào hùng với tuổi đời lên đến trăm năm cùng lối kiến trúc khá cổ kính, thu hút du khách gần xa đến tham quan và chiêm bái.

Ngay trong lòng Sài Gòn có rất nhiều địa điểm du lịch tâm linh lâu đời với lối kiến trúc vô cùng độc đáo được gìn giữ suốt hàng trăm năm qua. Trong số đó không thể không nhắc đến chùa Phụng Sơn nổi tiếng linh thiêng. Được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ 19, ngôi cổ tự này là một trong những công trình kiến trúc độc đáo trường tồn với thời gian mang đậm hơi hướng Nam Bộ. 

Ngôi cổ tự có tiếng chuông vọng từ ao sen

thoi-gian-mo-cua-chua-phung-son-768x513

Chùa Phụng Sơn còn có tên là Tổ đình Phụng Sơn hay chùa Gò, tọa lạc ở phường 2, quận 11, TP. Hồ Chí Minh. Ngôi chùa có vị trí khá đặc biệt nằm trên một đồi nhỏ được bao quanh là ao Bàu Chuông có trồng rất nhiều sen tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng. Nhưng sau nhiều lần trùng tu cũng như trải qua thời gian dài đằng đẵng thì hồ sen giờ đây đã không còn.

Theo dân gian kể lại rằng Thiền sư Liễu Thông trên đường vân du tứ hải hành đạo từ Trung vào Nam và đặt chân đến vùng đất Gia Định. Ông đã dừng chân tại một gò đất cao bao quanh là sắc xanh của bàu sen cùng những đóa hoa sen hồng đang đua nhau khoe sắc. Trông thấy cảnh sắc u nhàn nên Thiền sư Liễu Thông đã lựa chọn gò đất này để dựng nên một thảo lư. Và đây cũng chính là nguồn gốc xuất xứ của tên gọi chùa Gò được người dân xung quanh truyền lại.

Khi vừa được xây dựng, ngôi thảo lư này có diện tích khá nhỏ cùng mái lá đơn sơ chỉ thờ tượng Phật còn sót lại của chùa Khmer cũ. Một ngày nọ, có một con chim phụng bay đến đậu trên cây ngô đồng trước am và cất tiếng gáy vang vọng cả một vùng trời. Nhận thấy đây là một điềm lành hiếm có nên Thiền sư là lấy tên Phụng Sơn để đặt tên cho ngôi chùa này.

di-chuyen-den-chua-phung-son-768x512

Theo sách Chùa Phụng Sơn – Lịch sử và Văn hóa nhà xuất bản Khoa học Xã hội, vị trí của chùa khi xưa là nền móng của một ngôi chùa Khmer cổ đã hoang phế nhiều năm. Trong hai cuộc đào thám sát vào năm 1988, 1991, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều hiện vật bằng đất nung, gạch, gốm Óc Eo… Điều này cho thấy dưới nền ngôi chùa cổ từng tồn tại nhiều sự kiện từ thời văn hóa Óc Eo.

Sự việc Phụng Sơn tự nằm trên nền móng ngôi chùa Khmer cổ cũng được chùa ghi lại trong giai thoại người dân xung quanh chùa nghe thấy tiếng chuông vọng lên từ bàu nước. Thông tin trên báo Vietnamnet chia sẻ, về giai thoại này, Hòa thượng Thích Trí Định, Viện chủ chùa Phụng Sơn cho hay, tích sử chùa có ghi lại rằng vào thời vua Gia Long, người Khmer quyết định bỏ chùa đi. Khi rời đi, mọi người đem theo tượng Phật và chuông bằng đồng.

Các vật dụng này được người Khmer chất lên lưng một con voi trắng. Tuy nhiên, khi voi di chuyển được một đoạn thì bất ngờ bị sụt chân xuống ao sen quanh chùa khiến tượng Phật, chuông đồng rơi xuống nước.

Hòa thượng Trí Định cho biết: “Sau này, người ta vớt được tượng Phật rồi đem vào chùa thờ. Hiện, tượng vẫn được thờ trong đại điện của chùa. Duy chỉ có chiếc chuông, dù đã khổ công tìm kiếm nhưng vẫn không thấy.

Về sau, vào những giờ lành ngày kiết mỗi tháng, dân quanh vùng thường nghe tiếng chuông từ dưới bàu nước ấy vang lên. Thấy sự lạ, người dân đặt tên cho bàu nước có chuông rơi xuống là Bàu Chuông”.

Cũng theo Hòa thượng Trí Định, sau này, người dân lấn chiếm đất, đổ chất thải xuống Bàu Chuông, nên ao nước này bị ô uế. Từ đó, không còn ai nghe thấy tiếng chuông vọng lên nữa. Để nhắc nhớ giai thoại này, Phụng Sơn tự xây dựng, thờ tượng voi trắng cõng trên lưng tượng Phật, chuông đồng trong khuôn viên chùa. Bên cạnh tượng này có tấm bia ghi lại nội dung giai thoại nói trên.

w-chua-co-2-2-1375

Chùa Phụng Sơn có lối kiến trúc khá độc đáo được sắp xếp theo hình chữ Tam trong Hán Tự với chiều rộng 20m và chiều dài trên 40m. Phần mái chùa thể hiện rõ sự giao thoa giữa văn hóa phương Đông và Trung Quốc khi sử dụng ngói âm dương cùng kết cấu sà thấp xuống về hai bên hàng hiên rộng giúp cho không gian chùa trở nên thoáng mát và thanh tịnh hơn.

chua-phung-son-o-dau

Bước vào trong chính điện bạn sẽ hoàn toàn choáng ngợp trước sự lung linh huyền ảo của những bức tượng Phật cổ xưa được làm bằng gỗ dát vàng và chạm trổ mỹ thuật vô cùng tinh xảo.

2937_20201107_105222

Hiện tại chùa sang sở hữu khoảng 40 bức tượng thờ và một vài trong số đó có giá trị lịch sử vô cùng cao như bộ Di Đà Tam Tôn và bộ Ngũ Hiền thượng kỳ thú. Bên cạnh đó còn có các bức tượng thờ do chính tay nhóm thợ từ Sa Đéc được đích thân Hòa thượng Huệ Minh (trụ trì chùa giai đoạn 1904 – 1915) mời về để tạo tác.

Sở hữu cây quý bậc nhất thành phố

Ngoài kiến trúc độc đáo, chùa Phụng Sơn còn nổi tiếng có cảnh sắc tươi đẹp. Xưa kia, chùa từng được ca tụng là danh thắng bậc nhất của thành Gia Định. 

Hiện nay, chùa Phụng Sơn vẫn rợp bóng cây xanh. Nhiều cây cổ thụ tại đây có tuổi đời ngoài trăm năm. Tuy nhiên, nổi tiếng hơn cả là cây bạch mai được trồng từ năm 1909. Tính đến nay, cây mai này có tuổi đời 114 năm.

c9281224-518f-434c-bf0a-7fa7da90a23c

Thông tin trên báo Vietnamnet cho biết, năm 1909, nhà sư Huệ Minh đã đem giống mai có nguồn gốc từ chùa Cây Mai về trồng ở chùa. Đây là giống mai quý hiếm đã được nhiều nhà thơ thuộc nhóm Bạch Mai thi xã, như Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Thông, Tôn Thọ Tường… ca ngợi, và cho đến nay chỉ còn lại một cây mai già ở bên hông chùa. Bạch mai xuất hiện nhiều trong thơ văn của các tao nhân, mặc khách đất Gia Định xưa. Cây bạch mai của chùa Phụng Sơn cũng được Trịnh Hoài Đức nhắc đến khi miêu tả cảnh sắc tươi đẹp của ngôi chùa này.

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam từng phân tích, bạch mai còn gọi là mai mù u, tên khoa học là Ochrocarpos siamensis thuộc họ măng cụt. Loài hoa này được nhận định là giống mai quý và hiếm ở miền Nam nên còn có tên gọi là nam mai.

Cây bạch mai cổ tại Phụng Sơn tự vút cao khỏi mái chùa. Tuy nhiên, hiện cây không còn nhiều cành, nhánh lớn vì đã được cắt, tỉa gọn gàng.

2e1e302c-c1c6-4755-9e4d-ea8af8d6ea67

Cây bạch mai cổ tại Phụng Sơn cao hơn mái chùa

Phía trên thân cây lớn khoảng 1 người ôm là những nhánh nhỏ, xanh tốt, phủ lên một góc mái chùa. Do già cỗi, một phần gốc cây mục ruỗng khiến cây nghiêng, đổ về phía mái chùa. Trước tình hình này, chùa đã họp bàn với chính quyền địa phương tìm cách bảo vệ, chăm sóc cây.

Cho đến nay, "lão" bạch mai của chùa Phụng Sơn trở thành cây quý hiếm bậc nhất TP. HCM thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tìm về chùa Phụng Sơn để chiêm ngưỡng.

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Rừng Đỗ Quyên ở PuTaLeng được công nhận kỷ lục Việt Nam

Rừng Đỗ Quyên ở PuTaLeng được công nhận kỷ lục Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:16

(CL&CS) - Rừng Đỗ Quyên cổ thụ trên núi PuTaLeng ở độ cao 2.619m sẽ được công nhận kỷ lục diện tích lớn nhất Việt Nam.

Quảng Ninh: Phát triển, nâng cao chất lượng đội tàu du lịch trên vịnh

Quảng Ninh: Phát triển, nâng cao chất lượng đội tàu du lịch trên vịnh

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:51

(CL&CS) - Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, ngành Giao thông vận tải Quảng Ninh đã xây dựng giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng đội tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long đến năm 2030.

Năm 2024, tổng lượng khách du lịch đến Thái Bình ước đạt 950.000 lượt

Năm 2024, tổng lượng khách du lịch đến Thái Bình ước đạt 950.000 lượt

sự kiện🞄Thứ hai, 11/11/2024, 15:44

(CL&CS) - Với nhiều chính sách kích cầu, tăng cường xúc tiến, hợp tác, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2024 có nhiều khởi sắc, doanh thu và số lượng du khách tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023.