Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 15/08/2015, 11:00 AM

Nghịch lý danh và thực

(NTD) - Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, Việt Nam có khoảng 24.300 tiến sĩ. Trong đó có khoảng hơn 9.000 tiến sĩ giảng dạy ở các trường đại học và cao đẳng. Vậy số còn lại nằm ở đâu? Một thống kê khác khiến dư luận không khỏi giật mình.

Nếu tính từ cấp thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ gấp… 5 lần Nhật Bản. Con số này còn có khả năng tăng cao hơn. Chiến lược cán bộ công chức của Hà Nội mới đây đặt ra mục tiêu: đến năm 2020, cán bộ công chức khối chính quyền diện Thành ủy quản lý phải đạt mục tiêu 100% là tiến sĩ. 100% cán bộ thuộc diện UBND thành phố quản lý có bằng đại học, trong đó 50% đạt trình độ tiến sĩ... Lãnh đạo hầu hết các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp nhà nước lớn, hầu hết trên danh thiếp đều ghi bằng cấp: tiến sĩ.

Tien si giay
 

Hãy khoan nói đến vấn nạn bằng cấp dỏm, nạn bằng thật học giả đang hoành hành. Chẳng hạn cách đây mấy năm, dư luận xôn xao về vụ ông giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ có học vị tiến sĩ tại một trường đại học Nam Thái Bình Dương của Mỹ, dù không biết tiếng Anh.

Ông Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái cũng “ẵm” danh hiệu tiến sĩ của trường đại học này, chỉ trong 6 tháng với số tiền 17.000 USD. Và còn bao nhiêu bị lộ và chưa bị lộ. Chỉ nói riêng đội ngũ tiến sĩ dạy học và làm khoa học, so với năm 1996 đội ngũ này tăng hàng năm 11%, trong đó tiến sĩ tăng 7% và thạc sĩ tăng 14%.

Số giáo sư tiến sĩ của ta đứng đầu Đông Nam Á nhưng không có trường đại học nào ở Việt Nam thuộc 500 trường đại học hàng đầu thế giới. Và con số 24.300 tiến sĩ hùng hậu của đất nước, hàng năm có số bài nghiên cứu in trong các tạp chí thế giới lại ở mức quá nghèo nàn: chỉ có 345 công trình.

Còn nghiên cứu khoa học? Ở các nước công nghiệp, khoa học đóng vai trò động lực trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Nó là công cụ, điều kiện, cơ hội thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Khoa học của họ đi trước sản xuất và là nguồn lực làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm quốc gia. Nó là động lực để các nước như Nhật, Hàn Quốc, Singapore… hóa thành rồng.

Còn ở ta? Nghiên cứu khoa học có vẻ như chỉ để “làm cảnh”. Hàng loạt những đề tài khoa học nhắm vào những đề tài chung, không làm chẳng chết ai và làm cũng chẳng để làm gì. Đó là những đề tài 3 không là “không ứng dụng, không khả thi, không hiệu quả”.

Sau khi nghiệm thu là xếp vào ngăn kéo, vì “thừa kiến thức nhưng thiếu chất xám”. Và 3.000 tỷ đồng của ngân sách cho nghiên cứu khoa học hàng năm, thực ra là tiền thuế của dân, cũng bốc hơi cùng những công trình phủ bụi trong ngăn kéo, chẳng ích gì cho quốc kế dân sinh.

 Dương Trọng Dật

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.