Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh xử lý nợ xấu

(NTD) - Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặc biệt nhấn mạnh việc xử lý nợ xấu, mục tiêu đến năm 2020 sẽ duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống.

Nợ xấu vẫn tiềm ẩn

Theo thông tin phát đi từ NHNN, nợ xấu năm 2016 được giữ ổn định ở mức dưới 3%. Cụ thể hơn, số liệu của NHNN cho thấy tính tới cuối quý 3/2016, tỷ lệ nợ xấu là 2,53%; đến 31/11/2016, tỷ lệ nợ xấu ước tính còn khoảng 2,46%. Từ đầu năm 2016 đến hết 30/11/2016, Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã thực hiện mua 839 khoản nợ, với tổng dư nợ gốc là 23.283 tỷ đồng, giá mua nợ là 22.483 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS) thì nỗ lực giảm tỷ lệ nợ xấu chưa có nhiều đột phá mới mẻ, biện pháp xử lý nợ chính vẫn là trích lập dự phòng.

Số liệu dẫn chiếu của VCBS cho thấy, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống đến hết quý 2/2016 là 2,58%. Nếu tính thêm phần còn lại tại VAMC thì tỷ lệ này là 5,21%. VCBS còn không loại trừ khả năng tỷ lệ nợ xấu thực tế có thể chưa dừng lại ở mức này khi tính thêm các khoản nợ xấu chưa được phân loại đúng và loại bỏ tăng trưởng tín dụng do đóng góp cho vay đảo nợ.

Theo VCBS, việc bán nợ cho VAMC dường như là “lựa chọn cuối cùng” của các ngân hàng khi khả năng xử lý nợ tại tổ chức này còn ở mức hạn chế, trong khi các ngân hàng phải chịu áp lực dự phòng cao mà không chuyển giao hoàn toàn được trách nhiệm đối với nợ đã bán”.

Do vậy, VAMC không được kỳ vọng là một công cụ hiệu quả do hạn chế về nguồn vốn và quyền lực pháp lý.

VCBS cũng kỳ vọng: “Xử lý nợ xấu đòi hỏi cả thời gian và nỗ lực giải quyết từ phía cơ quan quản lý. Chúng tôi không kỳ vọng sự cải thiện đáng kể về quá trình nợ xấu trong thời gian ngắn, cụ thể là năm 2017.

Trong hội nghị ngành ngân hàng được tổ chức mới đây, nói về vấn đề nợ xấu, ông Tô Duy Lâm, Giám đốc NHNN - chi nhánh TP. HCM cho biết, nợ xấu đã được kiểm soát và ở mức thấp hơn so với các năm trước đây. Tuy nhiên, tổng số nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn vẫn còn ở mức cao và chưa giảm nhiều so với cuối năm 2015. Đặc biệt là nợ xấu liên quan đến các vụ án chiếm tỷ trọng cao. Điều này tiếp tục ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng cũng như hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên toàn quốc nói chung và trên địa bàn nói riêng.

Bên cạnh đó, hiệu quả tái cơ cấu hệ thống ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào quá trình tái cơ cấu và quyết tâm thực hiện tái cơ cấu của các ngân hàng thương mại.

24
Nợ xấu sẽ được tích cực giải quyết trong năm 2017. (Ảnh: Internet)

Xử lý tích cực

Mới đây, NHNN đã công bố định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2017. Trong đó, NHNN đặc biệt nhấn mạnh việc xử lý nợ xấu, mục tiêu đến năm 2020 sẽ duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống.

Đề án cũng chỉ rõ các TCTD cần kết hợp xử lý nợ xấu với việc hạn chế nợ xấu phát sinh thêm. Các TCTD cần phát hiện và xử lý các vi phạm trong hoạt động tín dụng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng và chất lượng tín dụng. Đối với các TCTD có nợ xấu lớn mà không tích cực xử lý, không thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.

Các TCTD vi phạm, NHNN sẽ không xem xét, chấp thuận mở mới chi nhánh, phòng giao dịch, ATM, văn phòng đại diện, hạn chế tạm ứng, chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông…

Đề án cũng chủ trương triển khai các giải pháp mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trường, hình thành thị trường mua bán nợ minh bạch, rõ ràng cho sự tham gia của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng khẳng định: Xử lý nợ xấu sẽ là nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm nay. Theo đó, các ngân hàng phải xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu trong từng quý trong năm 2017 và thường xuyên báo cáo NHNN.

Riêng với VAMC, nhiệm vụ đặt ra trong năm 2017 là phải rà soát, phân loại, đánh giá lại các khách hàng vay, tài sản bảo đảm và các khoản nợ đã mua để xác định khả năng thu hồi nợ và có giải pháp xử lý phù hợp. Cùng với đó, VAMC phải triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp mua, bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường… tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia mua, xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm.

Vào tháng 5 tới đây, Chính phủ sẽ trình Quốc hội luật mới hỗ trợ tái cơ cấu và xử lý nợ xấu. Đây được xem là hy vọng lớn nhất của các ngân hàng trong thời gian tới đây. Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, luật mới sẽ có ba nội dung chính:

Thứ nhất, sẽ đưa ra hành lang pháp lý cụ thể đối với các ngân hàng tham gia hỗ trợ, tái cơ cấu hệ thống.

Thứ hai, luật cũng sẽ giải quyết các vướng mắc trong xử lý nợ xấu hiện nay, đặc biệt là các vướng mắc về thu giữ, xử lý tài sản đảm bảo nhằm bảo vệ quyền lợi người cho vay. NHNN cũng đã có văn bản gửi Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao về những tồn tại, vướng mắc trong xử lý nợ xấu hiện nay để các đơn vị phối hợp, có hướng xử lý thống nhất.

Thứ ba, luật sẽ quy định khắt khe, chặt chẽ hơn các quy định liên quan đến sở hữu cổ phần, cổ phiếu để hạn chế tình trạng sở hữu cổ phần ngân hàng cao hơn quy định, sử dụng ngân hàng để phục vụ lợi ích của mình. Các quy định, quy chế về an toàn sẽ được tăng cường và đưa vào trong luật.

Bên cạnh xây dựng luật, NHNN cũng đang trình Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu hệ thống ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu do đích thân Thủ tướng làm Trưởng ban.

 Vân Lam

 

_Bao NTD_So 310 11
 

Bình luận

Nổi bật

Hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản tham gia “đường đua”, thị trường đang thực sự sôi động trở lại?

Hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản tham gia “đường đua”, thị trường đang thực sự sôi động trở lại?

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:16

Thị trường bất động sản đang có nhiều dấu hiệu tích cực khi làn sóng môi giới, doanh nghiệp thành lập mới đều tăng rõ rệt trong thời gian gần đây. Đây được coi là những tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang trên con đường sôi động trở lại.

Chính phủ đề xuất đưa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực trước 6 tháng

Chính phủ đề xuất đưa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực trước 6 tháng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:15

Mặc dù Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở từ cuối năm ngoái và sẽ có hiệu lực vào 1/1/2025, tuy nhiên Chính phủ đang đề xuất đưa hai luật này vào thực tế từ 1/7 tới, nghĩa là sớm hơn 6 tháng.

Không còn tâm lý chờ đợi, nhà đầu tư bất động sản đã sẵn sàng “xuống tiền”?

Không còn tâm lý chờ đợi, nhà đầu tư bất động sản đã sẵn sàng “xuống tiền”?

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:13

Hiện tại, nhà đầu tư đã thể hiện tâm lý tích cực hơn, sẵn sàng xuống tiền mua bất động sản trong năm nay mà không còn tâm lý chờ thị trường “tạo đáy” như trước kia.