Ngân hàng lớn duy trì vị thế, ngân hàng nhỏ tăng tốc
(NTD) - Dù đối mặt nhiều khó khăn và thách thức, nhưng toàn ngành ngân hàng đã đạt một số chỉ tiêu tích cực như tín dụng tăng trưởng 14,50%, huy động tăng 15,76% và tổng phương tiện thanh toán tăng gần 15,99%.
Đóng góp cho sự phát triển này là phát triển ổn định của các ngân hàng lớn như VietinBank, BIDV, Vietcombank hay các ngân hàng nhỏ Nam A Bank, NCB, VietBank…
“Ông lớn” duy trì vị thế
Hiện tại, “tứ đại gia” trong ngành là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)… luôn duy trì vị trí dẫn đầu về thị phần, tài sản. Đây là những ngân hàng giữ vị trí cao trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, lần lượt ở các vị trí 10, 17, 18 và 24 trong bảng xếp hạng.
BIDV có mức tăng trưởng tài sản rất tốt trong năm 2014 khi tăng đến 18,6%, huy động vốn từ tổ chức, dân cư tăng 20,4%, dư nợ tín dụng tăng 18,9%, trong đó tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 2,03%. Lợi nhuận trước thuế (LNTT) của BIDV tăng trưởng 19% đạt 6.297 tỷ đồng. Năm nay, ngân hàng đặt kế hoạch nguồn vốn huy động tăng 16,5%, dư nợ tín dụng tăng 16%, LNTT 7.500 tỷ đồng, nợ xấu dưới 3% và tỷ lệ trả cổ tức từ 9%.
Trong năm qua, VietinBank tiếp tục khẳng định là ngân hàng số một Việt Nam về lợi nhuận khi đạt 7.302 tỷ đồng LNTT; các chỉ tiêu của ngân hàng đều tăng trưởng tốt như tài sản tăng 14,7%, nguồn vốn huy động và vốn vay tăng 16,3%, dư nợ cho vay và đầu tư tăng 15%. Cổ đông của ngân hàng này đã đồng ý việc sáp nhập PG Bank vào VietinBank theo tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu 1:0,9 để tạo ra ngân hàng mới có vốn điều lệ 40.234 tỷ đồng, lớn nhất Việt Nam. Việc sáp nhập này cho VietinBank cơ hội phát triển mới, hướng đến mối quan hệ hợp tác lâu dài với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).
Cổ đông VietinBank đã đồng ý nhận sáp nhập PG Bank để trở thành ngân hàng có vốn điều lệ 40.234 tỷ đồng. |
Một “ông lớn” khác có vốn hóa thị trường hơn 110.000 tỷ đồng là Vietcombank. Cuối năm 2014, tổng tài sản của ngân hàng này đạt 576.989 tỷ đồng, tăng 23,03% so với đầu năm, vượt 11% kế hoạch. Huy động vốn và dư nợ cho vay khách hàng lần lượt tăng trưởng 26,97% và 17,87%. LNTT của Vietcombank trong năm 2014 đạt 5.876 tỷ đồng, tăng 2,32% so với năm 2013, vượt 6,85% kế hoạch năm. Tham vọng của Vietcombank là đến năm 2020 sẽ trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam và là một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, được quản trị theo các thông lệ tốt nhất.
Ngân hàng nhỏ bừng sáng
Trong nhóm các ngân hàng có quy mô nhỏ, nổi bật lên là Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank). Năm 2014, Nam A Bank huy động vốn từ cá nhân và các tổ chức kinh tế đạt 20.319 tỷ đồng, tăng 48,5% so với năm 2013, trong đó khách hàng cá nhân chiếm 56%, khách hàng doanh nghiệp chiếm 44%. Ngân hàng đã cho vay 16.629 tỷ đồng, tăng 43,7% so với cùng kỳ, trong đó doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất 78%, còn lại là khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng 22%.
Kết quả phát triển vượt bậc trong năm qua của Nam A Bank chính là LNTT và sau thuế đều tăng cao, lần lượt tăng 32,2% và 38,8% so với năm 2013. Đây là kết quả khả quan trong bối cảnh nhiều ngân hàng có quy mô lớn hơn nhưng hiệu quả hoạt động ngày càng đi xuống như Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank). Năm 2014, lợi nhuận của Eximbank chỉ đạt 56 tỷ đồng (lãi trên mỗi cổ phiếu chỉ đạt 46 đồng), giảm 91,5% so với năm 2014, nếu so sánh với năm 2011, lợi nhuận của ngân hàng này giảm gần 2.983 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận của LienVietPostBank “giảm dần đều” qua các năm từ 2011-2014 lần lượt là 977 tỷ đồng, 868 tỷ đồng, 566 tỷ đồng và 466 tỷ đồng.
Kế hoạch kinh doanh trong năm nay, HĐQT thống nhất với Ban điều hành kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu tổng tài sản tăng 7% so với năm 2014, huy động vốn tăng 16%, dư nợ cho vay tăng 26%, LNTT tăng 49%, tỷ lệ nợ nhóm 2 và tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Đây là kế hoạch khá táo bạo của HĐQT giao cho Ban điều hành đứng đầu là Tổng Giám đốc Lương Thị Cẩm Tú, người mới được bổ nhiệm vào chức vụ này đầu tháng 4/2015 thay ông Trần Ngô Phúc Vũ đã từ chức (hiện ông Vũ đang ứng cử vào HĐQT Eximbank).
Bà Lương Thị Cẩm Tú, Tổng Giám đốc của Nam A Bank sẽ ứng cử vào HĐQT Nam A Bank nhiệm kỳ VI (2011-2016). |
Để thực hiện kế hoạch tăng trưởng trên, Nam A Bank sẽ tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng trong quý 2 năm nay và đẩy mạnh công tác nhận diện thương hiệu tại các đơn vị kinh doanh trong năm 2015. Ngoài ra, Nam A Bank còn đặt mục tiêu phát triển mạng lưới thêm 9 điểm giao dịch gồm 5 chi nhánh và 4 phòng giao dịch.
Trong kế hoạch phát triển năm nay, ông Nguyễn Quốc Toàn, Chủ tịch HĐQT cho biết, Nam A Bank dự kiến niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nhằm nâng cao tính minh bạch trong hoạt động và hiệu quả quản trị ngân hàng, tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, góp phần nâng cao vị thế và thương hiệu của Ngân hàng Nam Á trên thị trường, tạo giá trị gia tăng cho cổ đông.
Nguyễn Như - Thanh Phương
Bình luận
Nổi bật
Doanh thu 9 tháng đầu năm 2024 của FPT Retail tăng trưởng 24%
sự kiện🞄Thứ sáu, 01/11/2024, 07:49
(CL&CS) - Kết thúc 9 tháng đầu năm 2024, FPT Retail ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 28.657 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ, hoàn thành 77% kế hoạch. Trong đó, doanh thu online toàn công ty đạt 5.041 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.
BCG Energy đạt 504 tỷ đồng lợi nhuận, hoàn thành 98% kế hoạch năm sau 9 tháng
sự kiện🞄Thứ tư, 30/10/2024, 15:10
(CL&CS) - Kết thúc 9 tháng đầu năm, BCG Energy đạt 1.030 tỷ đồng doanh thu, tăng 15% so với cùng kỳ, 504 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, hoàn thành 98% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Viettel Post và Vietnam Airlines hợp tác vận tải hàng không Việt Nam - châu Âu
sự kiện🞄Thứ tư, 30/10/2024, 09:55
(CL&CS) - Hợp tác giữa Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ mở rộng năng lực vận tải hàng không giữa Việt Nam và châu Âu, với kế hoạch cung cấp khoảng 2.000 chuyến bay mỗi năm.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.