Nâng cao năng suất lao động, cải thiện độ hài lòng của khách hàng thông qua áp dụng TPM
(CL&CS) - Mô hình cải tiến năng suất tổng thể – TPM (Total Productive Maintenance) ngày càng được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng như một giải pháp hiệu quả giúp tăng năng suất, giảm chi phí và cải thiện môi trường làm việc.
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp sản xuất không chỉ chạy đua về chi phí hay chất lượng mà còn phải duy trì sự ổn định và linh hoạt trong vận hành. Một dây chuyền bị hỏng, một chiếc máy ngừng hoạt động không báo trước… có thể khiến cả nhà máy trì trệ, chậm đơn hàng, ảnh hưởng đến uy tín. Đó là lý do mô hình cải tiến năng suất tổng thể – TPM (Total Productive Maintenance) ngày càng được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng như một giải pháp hiệu quả giúp tăng năng suất, giảm chi phí và cải thiện môi trường làm việc.

TPM ngày càng được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng. (Ảnh minh họa)
Mục tiêu của TPM là loại bỏ 6 tổn thất lớn thường gặp trong quá trình sản xuất: dừng máy không kế hoạch, thiết bị hư hỏng, tốc độ máy giảm, lỗi sản phẩm, thời gian khởi động dài và thiết lập thiết bị chậm. Qua đó, doanh nghiệp có thể đạt được hiệu suất thiết bị tổng thể (OEE) cao nhất có thể.
Tại Công ty TNHH Tương Lai – doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm cao su và nhựa kỹ thuật phục vụ cho các ngành ôtô, xe gắn máy, thực phẩm, y tế của các nhà máy xí nghiệp, việc áp dụng công cụ cải tiến năng suất tổng thể TPM đã giúp tăng 20% năng suất lao động và cải thiện độ hài lòng của khách hàng.
Hay tại Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Nhựa kỹ thuật Vinastar, những kết quả nhận được sau một năm triển khai TPM đó là năng suất thiết bị tổng thể tăng 16%, tỷ lệ chất lượng hàng trung bình tăng 1%, gia tăng thêm 12 khách hàng mới, tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên giảm từ 20% xuống còn 5%...
Công ty đã áp dụng các giải pháp như: bảo dưỡng phòng ngừa, giảm được việc mua vật tư, phụ tùng đột xuất; lắp robot lấy sản phẩm, giảm thao tác công nhân; tự động hóa, 1 công nhân đứng được 2 máy, năng suất lao động tăng gấp đôi; thiết kế đường đi di chuyển nội bộ, phù hợp với dòng di chuyển của nguyên vật liệu và sản phẩm; giảm thao tác đứng máy, dán tem, tăng cường vệ sinh khuôn, lau dầu...
Các hoạt động này đã giúp Vinastar giảm tỷ lệ phế phẩm từ 4% xuống còn 1,1%; tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên giảm từ 20% còn 5%; tỷ lệ trả hàng giảm từ 1% còn 0,5%; đặc biệt, dịch vụ làm thỏa mãn khách hàng đã đạt điểm 9.

TPM chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất. (Ảnh minh họa)
Nhìn chung, TPM không chỉ là giải pháp kỹ thuật, mà còn là mô hình quản trị gắn kết giữa con người – máy móc – quy trình. Trong thời đại sản xuất hiện đại, TPM chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, giảm tổn thất và phát triển bền vững. Với cách tiếp cận toàn diện và thực tiễn, mô hình này hoàn toàn phù hợp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên mạnh mẽ trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo VietQ.vn
- ▪Phân tích SWOT – Công cụ chiến lược giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
- ▪OEE giúp nâng cao năng suất và chất lượng trong doanh nghiệp sản xuất
- ▪Vai trò của COQ dành cho doanh nghiệp trong nâng cao năng suất hiện nay
- ▪Áp dụng TQM giúp nâng cao năng suất lao động, mở lối đi bền vững cho ngành đồ gia dụng Việt
Bình luận
Nổi bật
Nâng cao năng suất lao động, cải thiện độ hài lòng của khách hàng thông qua áp dụng TPM
sự kiện🞄Thứ hai, 07/07/2025, 14:41
(CL&CS) - Mô hình cải tiến năng suất tổng thể – TPM (Total Productive Maintenance) ngày càng được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng như một giải pháp hiệu quả giúp tăng năng suất, giảm chi phí và cải thiện môi trường làm việc.
Dồn lực 'về đích' tăng trưởng 8% trở lên
sự kiện🞄Thứ hai, 07/07/2025, 08:35
Với GDP 6 tháng đầu năm đạt 7,52% - mức cao nhất so với cùng kỳ 14 năm trở lại đây, Việt Nam đang tiệm cận "đích" tăng trưởng cả năm 2025 đạt 8% trở lên, đặt nền móng cho mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong nhiều năm tới.
Chất lượng sản phẩm cải thiện thông qua áp dụng công cụ cải tiến năng suất
sự kiện🞄Thứ bảy, 05/07/2025, 13:06
(CL&CS) - Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh là điều tất yếu với cộng đồng doanh nghiệp. Vì vậy, áp dụng các công cụ cải tiến và hệ thống quản lý hiện đại là giải pháp quan trọng trên con đường phát triển bền vững.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.