Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 07/10/2024, 11:35 AM

Nam sinh Việt thuộc top 1% điểm SAT cao nhất thế giới luyện bấm chuông 14-16 lần/giây, giành chiến thắng nghẹt thở tại Olympia đem cầu truyền hình về Hà Nội

Với kết quả tại trận đấu quý 4, chàng trai Hà Nội đã xuất sắc đem cầu truyền hình của Đường lên đỉnh Olympia về Thủ đô.

Chiến thắng nghẹt thở

Trận thi quý 4 Đường lên đỉnh Olympia 2024 chính thức lên sóng lúc 13h ngày 6/10 là cuộc so tài đầy ngang sức giữa bốn nhà leo núi: Nguyễn Nguyên Phú (THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội), Nguyễn Sỹ Quốc Khánh (THPT Kiến An - Hải Phòng), Trần Sơn Duy (THPT Chuyên Trần Phú - Hải Phòng), và Nguyễn Thị Quỳnh Hương (THPT Đa Phúc - Hà Nội).

Đây là trận đấu vòng loại cuối cùng nhằm xác định gương mặt thứ tư tham dự trận chung kết Olympia năm 2024. Cả bốn thí sinh đều có thành tích học tập xuất sắc và quyết tâm cao độ, với mục tiêu đem cầu truyền hình về cho quê hương mình.

Ngay từ phần thi Khởi động, các thí sinh đã thể hiện sự cạnh tranh gay gắt, với điểm số liên tục thay đổi. Sự tự tin và bản lĩnh đã giúp Nguyên Phú ghi được 85 điểm sau màn Khởi động ấn tượng, tạm dẫn đầu đoàn leo núi. Quỳnh Hương theo sau với 60 điểm, Sơn Duy xếp thứ ba với 55 điểm, và Quốc Khánh có 30 điểm.

Hình ảnh Nguyễn Nguyên Phú tại Đường lên đỉnh Olympia. Ảnh: Internet

Hình ảnh Nguyễn Nguyên Phú tại Đường lên đỉnh Olympia. Ảnh: Internet

Trong phần thi Vượt chướng ngại vật, sau hai gợi ý, Nguyên Phú, Quỳnh Hương, và Quốc Khánh đã bấm chuông trả lời từ khóa. Với đáp án chính xác "Mũ cối", Quỳnh Hương vươn lên dẫn đầu với 120 điểm. Nguyên Phú đứng thứ hai với 95 điểm, còn Sơn Duy và Quốc Khánh lần lượt có 55 và 40 điểm.

Bước vào phần thi Tăng tốc, các thí sinh đều nỗ lực giành lợi thế. Nguyên Phú tỏa sáng với nhiều câu trả lời nhanh và chính xác, lấy lại vị trí dẫn đầu với 165 điểm, theo sau là Sơn Duy (155 điểm), Quỳnh Hương (150 điểm), và Quốc Khánh (100 điểm).

Trong phần thi Về đích, Nguyên Phú và Sơn Duy chọn gói câu hỏi an toàn 20-20-20, còn Quỳnh Hương và Quốc Khánh chọn câu hỏi 30 điểm. Sơn Duy là thí sinh thứ hai Về đích và đạt 175 điểm. Nguyên Phú bấm chuông hai lần trong lượt thi của Sơn Duy nhưng đều trả lời sai, bị trừ 20 điểm, còn lại 185 điểm.

Quỳnh Hương Về đích với gói câu hỏi 20-20-30, trả lời đúng một câu, kết thúc với 170 điểm. Trong lượt thi của Quốc Khánh, Quỳnh Hương bấm chuông hai lần, chỉ trả lời đúng một câu, kết thúc với 175 điểm, cùng điểm với Sơn Duy.

Câu hỏi cuối cùng của Quốc Khánh quyết định cục diện. Khi Quốc Khánh trả lời sai câu hỏi tiếng Anh 30 điểm, Nguyên Phú bấm chuông và trả lời chính xác, giành thêm 30 điểm và chiến thắng với tổng cộng 215 điểm.

Nguyễn Nguyên Phú giành chiến thắng trong trận thi quý cuối cùng của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24. Ảnh: Internet

Nguyễn Nguyên Phú giành chiến thắng trong trận thi quý cuối cùng của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24. Ảnh: Internet

Kết quả chung cuộc, cầu truyền hình thứ tư của Đường lên đỉnh Olympia 2024 đã thuộc về trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội. Đây cũng là lần thứ hai ngôi trường chuyên nổi tiếng này giành được cầu truyền hình ở sân chơi Olympia.

Luyện bấm chuột 14-16 lần/giây

Nhìn lại hành trình vào chung kết, Phú cho biết mình không đặt ra chiến thuật cụ thể cho từng trận. Ngoài kiến thức, kỹ năng duy nhất mà em rèn luyện là bấm chuông. Phú đã mua một con chuột máy tính giống loại mà chương trình sử dụng, và những lúc rảnh rỗi, em thường vào các website để kiểm tra tốc độ bấm của mình.

"Thường thì trong một giây, em bấm được 14-16 lần", Phú chia sẻ.

Phú nhận thấy việc luyện tập này đem lại hiệu quả rõ rệt khi em thường xuyên giành được điểm trong những phần thi đòi hỏi tốc độ bấm chuông. Trong 36 câu hỏi chung của phần thi Khởi động, Phú giành quyền trả lời 14 câu (gần 40%) và đưa ra 12 đáp án chính xác. Phú nhận định rằng tốc độ là thế mạnh của mình, nhưng cũng tự nhắc nhở bản thân cần thi đấu thận trọng hơn.

"Rút kinh nghiệm từ trận thi quý, với những câu hỏi không chắc chắn, đặc biệt trong vòng Về đích, em sẽ cân nhắc kỹ trước khi bấm chuông", Phú chia sẻ.

Quá trình luyện tập cho cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia đã có tác động tích cực đến Phú. Nam sinh chú ý nghe giảng hơn, chịu khó ghi chép những phần kiến thức quan trọng và từ khóa thú vị, rồi đọc lại vào những lúc rảnh rỗi. Nhờ vậy, Phú tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới và ghi nhớ tốt hơn.

Nguyên Phú bên thầy cô, gia đình khi giành chiến thắng cuộc thi tháng. Ảnh: Internet

Nguyên Phú bên thầy cô, gia đình khi giành chiến thắng cuộc thi tháng. Ảnh: Internet

Ngoài thành tích xuất sắc trong Đường lên đỉnh Olympia, nam sinh Nguyễn Nguyên Phú còn từng gây ấn tượng bởi điểm SAT thuộc top 1% thế giới, điểm trung bình học tập tất cả các môn đều từ 9,7 trở lên.

Cô Nguyễn Thị Hoài Hương, giáo viên chủ nhiệm và dạy Phú môn Tiếng Anh từ lớp 10, nhận xét rằng Phú là học trò ngoan, hòa đồng và dí dỏm. Ở lớp, Phú là tổ trưởng kiêm phó bí thư chi đoàn, luôn hăng hái trong các hoạt động tập thể.

Theo cô Hương, Phú thích tìm hiểu kiến thức mới và học đều các môn, vì vậy sân chơi kiến thức như Olympia rất phù hợp với em. Riêng môn Tiếng Anh, cô đánh giá Phú thuộc nhóm ba học sinh giỏi nhất lớp.

"Tôi rất vui và tự hào khi Phú đều giành điểm ở các câu hỏi Tiếng Anh, trong đó có câu quyết định, đưa em tới chung kết", cô Hương nói.

Chỉ còn một tuần trước trận đấu quan trọng nhất, ngoài thời gian học trên lớp, Phú vẫn duy trì thói quen đọc sách giáo khoa, sách chuyên đề và báo chí. Nam sinh này yêu thích lĩnh vực thể thao và khoa học, đồng thời coi Tiếng Anh là thế mạnh của mình. Phú chia sẻ rằng cậu sẽ cố gắng tận dụng cơ hội để ghi điểm ở những câu hỏi thuộc các lĩnh vực này, nhằm đạt được số điểm cao nhất có thể.

4 cái tên của trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024 đã được xác định gồm: 

- Trần Trung Kiên, Trường THPT Lê Hồng Phong, Phú Yên - Nhất quý I với 235 điểm.

- Nguyễn Quốc Nhật Minh, Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai) - Nhất quý 2 với 250 điểm.

- Võ Quang Phú Đức, Trường THPT Chuyên Quốc học, Thừa Thiên Huế - Nhất quý 3 với 185 điểm.

- Nguyễn Nguyên Phú, Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội - Nhất quý 4 với 215 điểm.

Thùy Dung

Bình luận

Nổi bật

Bảo tồn truyền thống dân tộc Tày xóm bản Đông: Tạo điểm nhấn bản sắc văn hóa riêng biệt gắn với du lịch bền vững

Bảo tồn truyền thống dân tộc Tày xóm bản Đông: Tạo điểm nhấn bản sắc văn hóa riêng biệt gắn với du lịch bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 18/10/2024, 09:57

(CL&CS) - Dự án Bảo tồn làng truyền thống dân tộc Tày, xóm bản Đông, xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, hỗ trợ cơ sở vật chất trang thiết bị văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Bảo tồn, phát triển các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian

Bảo tồn, phát triển các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian

sự kiện🞄Thứ sáu, 18/10/2024, 07:34

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1189/QĐ-TTg ngày 15/10/2024 phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Lễ hội chùa Keo mùa thu tỉnh Thái Bình: Trở về miền đất Phật linh thiêng

Lễ hội chùa Keo mùa thu tỉnh Thái Bình: Trở về miền đất Phật linh thiêng

sự kiện🞄Thứ năm, 17/10/2024, 15:36

(CL&CS) - Với mong muốn nâng tầm các giá trị văn hóa, lịch sử, tạo điểm nhấn nhằm để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách, năm nay, huyện Vũ Thư (Thái Bình) hướng đến tổ chức lễ hội văn minh, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Nhân dân về với Lễ hội chùa Keo mùa thu là trở về miền đất Phật linh thiêng gắn với vị Thiền sư Dương Không Lộ, người có công xây dựng chùa.