Mồ hôi, nước mắt người nông dân bán rẻ rúng đến bao giờ?

(NTD) – Nước ta vẫn coi nông nghiệp là ngành trọng điểm, nhưng bao nhiêu năm qua người nông dân vẫn cứ khổ.

Khổ từ hạt giống, con giống

Nhu cầu giống cây trồng, vật nuôi của người nông dân ngày càng tăng. Ai cũng hiểu rõ, một nền nông nghiệp hướng đến cạnh tranh xuất khẩu, làm giàu được thì phải bắt đầu từ khâu giống, cụ thể là ngành giống phải đạt trình độ, mang chất lượng quốc tế. Thế nhưng hiện nay, có thể nói, ngành giống Việt Nam không đủ năng lực đáp ứng, đa số các loại giống phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Nhiều cơ sở, doanh nghiệp, cá nhân đã lợi dụng sự thiếu hụt này tung ra thị trường những loại giống kém chất lượng, gây thiệt hại nặng nề cho nông dân.

“Bầu bí, dưa leo, đậu bắp, khổ qua, cà chua... có khó để làm đâu nhưng VN vẫn phải nhập”, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Giáo sư Bùi Chí Bửu nhận xét. Rau là mặt hàng dễ trồng, sức tiêu thụ cao và mang lại lợi nhuận không nhỏ, nhưng theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, có đến 90% giống rau quả hiện đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Không chỉ rau, nhiều giống lúa lai, ngô lai đang được gieo trồng trong nước cũng đều phải nhập khẩu.

Đến phân bón, thức ăn chăn nuôi

Phân bón thì thật giả lẫn lộn, thức ăn chăn nuôi phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu khiến người nông dân không thể yên tâm trong sản xuất.

Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang chiếm 65 - 70% thị phần thức ăn chăn nuôi, găm giá khiến dù ngành chăn nuôi đang lao đao, giá gà, heo rớt thê thảm nhưng giá thức ăn chăn nuôi vẫn cao chót vót, đè nặng lên vai người chăn nuôi.

Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, hiện cả nước có hơn 58 doanh nghiệp (DN) sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) với hơn 200 nhà máy, trong đó DN nước ngoài chiếm 1/3 số nhà máy nhưng thị phần lại chiếm tới 65 - 70%. Các DN ngoại này chỉ giữ lại khoảng 10% lượng thức ăn sản xuất ra để chăn nuôi gia công, còn lại bán ra thị trường cho các trang trại, hộ chăn nuôi. Các tên tuổi đang thống lĩnh ngành công nghiệp TĂCN VN có thể kể C.P Group (Thái Lan), Cargill (Mỹ), New Hope (Trung Quốc), Emivest (Malaysia).

chan_phan_bon_gia_1
Mất mùa vì phân bón giả không còn là chuyện lạ

Nạn phân bón giả cũng làm hiều gia đình không thể thu hoạch mùa màng do dùng phải phân bón kém chất lượng. Vậy là, sau thời gian trồng trọt, chăm bón, mất bao công sức vất vả, tốn tiền của đầu tư về cây giống, phân bón, sức lao động...cuối cùng người nông dân đành mất mùa, trắng tay chỉ vì nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng.

Và đầu ra với giá rẻ rúng

Là nước có khoảng 70% dân số làm nông nghiệp nhưng chưa bao giờ Việt Nam được đánh giá là cường quốc trong lĩnh vực này. Nhiều mặt hàng nông sản của nước ta như gạo, gỗ, tiêu,… thường xuyên có lượng XK lớn nhất, nhì thế giới, song không có thương hiệu, giá bán thấp, không làm chủ thị trường.

4c7lua193408
Nông sản Việt đang được bán với giá quá rẻ

Một số chuyên gia cho rằng, vấn đề ngành nông nghiệp chuyên XK hàng “thô” khiến giá trị giảm sút không có gì mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam sắp sửa ký kết một loạt hiệp định thương mại tự do cũng như gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), đã tới lúc thực trạng này cần được nghiêm túc nhìn nhận lại. Bởi nếu cứ ì ạch, yếu kém mãi, khi các ưu đãi về mặt thuế quan có hiệu lực, hàng hóa ở các quốc gia khác tràn vào sẽ “đè bẹp” ngành hàng nông nghiệp trong nước. Nông sản Việt khó cạnh tranh nổi ngay trên “đất mình”, chứ chưa nói gì tới chuyện “đấu đá” ở “đất khách”

Lại còn bị cạnh tranh kịch liệt từ thị trường bên ngoài

Từ năm 2015, nền nông nghiệp Việt Nam sẽ hội nhập hết sức sâu rộng, điều đó cũng đồng nghĩa ngành nông nghiệp sẽ phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn của thị trường quốc tế. Trước tình hình đó, nền nông nghiệp phải có những chuyển biến mạnh để đáp ứng với yêu cầu đổi mới. Đặc biệt, với những thành tựu của khoa học công nghệ như hiện nay, một nền nông nghiệp cạnh tranh thành công chắc chắn phải bắt đầu từ ngành giống đạt trình độ của quốc tế.

Trong khi đó, như đã trình bày ở trên, hiện nay nước ta vẫn phải nhập khẩu với lượng giống lớn. Cụ thể, hiện nay Việt Nam nhập khẩu khoảng 65% giống lúa lai, hơn 90% giống gà, 74% giống lợn… Điều này thể hiện rõ sự yếu kém trong công tác chọn giống của các đơn vị chuyên ngành. Mặt khác, quá trình chuyển giao giống mới vào sản xuất còn thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa các Viện nghiên cứu với các đơn vị sản xuất giống, nhất là các doanh nghiệp.

Thông tin thêm về kinh doanh độc giả có thể độc tại đây.

Cao Phong

Bình luận

Nổi bật

2 kịch bản của thị trường bất động sản nửa cuối năm 2024

2 kịch bản của thị trường bất động sản nửa cuối năm 2024

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

Nhận định về thị trường bất động sản nửa cuối năm 2024, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch của HoREA cho biết, sẽ có hai kịch bản có thể xảy ra, tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản trong nửa cuối năm 2024.

Sẽ rút giấy phép doanh nghiệp mua bán vàng không xuất hóa đơn điện tử

Sẽ rút giấy phép doanh nghiệp mua bán vàng không xuất hóa đơn điện tử

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

(CL&CS)- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiên quyết thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, mua, bán vàng. Đến ngày 15/6 tới, đơn vị nào không thực hiện hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.

TP.HCM sắp có tòa tháp văn phòng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam theo mô hình TOD

TP.HCM sắp có tòa tháp văn phòng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam theo mô hình TOD

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:18

Nằm ngay chân cầu Ba Son, khi đi vào hoạt động năm 2025, Marina Central Tower sẽ là tòa tháp văn phòng, trung tâm thương mại có quy mô lớn bậc nhất TP.HCM và đạt chứng chỉ xanh của Mỹ.