Dữ liệu cũ
Thứ tư, 03/06/2015, 07:01 AM

Lợi thế doanh nghiệp Việt khi hiểu về CSR

(NTD) - Ngoài việc tập trung phát triển doanh số, thu hút lao động có chuyên môn cao, tạo dựng hình ảnh tốt với khách hàng, nâng cao giá trị thương hiệu thì trách nhiệm xã hội đang là yếu tố tối quan trọng được đề cập đến trong nhiều diễn đàn doanh nghiệp (DN) diễn ra gần đây, nhằm xây dựng DN phát triển bền vững.

DN hoạt động không chỉ vì lợi nhuận

63% các DN Việt Nam vẫn chưa hiểu thấu đáo về quy trình phát triển bền vững, chưa có tầm nhìn, chiến lược nhất quán về phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội.

Theo nhóm Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB) thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là sự cam kết của DN đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc nâng cao chất lượng đời sống cho người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và cho toàn xã hội theo cách có lợi cho cả DN cũng như phát triển chung của xã hội.

DN không đơn thuần là 1 tổ chức chỉ tập trung vào việc gia tăng lợi nhuận mà cần phải trở thành 1 phần cộng đồng, quan tâm đến nhu cầu, nguyện vọng của các đối tượng liên quan như: người lao động, khách hàng, thậm chí cả những khu vực mà họ phục vụ.

Loi the doanh nghiep khi hieu ve CSR 1

63% DN Việt Nam chưa hiểu tầm quan trọng của CSR.

Cùng với những yếu tố truyền thống khác như chi phí, chất lượng thì CSR là yếu tố vô cùng quan trọng trong kinh doanh của DN. Các tiêu chuẩn cụ thể về CSR gồm: Môi trường và điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ quyền lợi cho người lao động, bảo vệ mội trường, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động... CSR được lồng ghép vào chiến lược của DN và trở thành điều kiện bắt buộc để DN tồn tại và phát triển bền vững.

Doanh nghiệp hiểu về CSR có nhiều lợi thế

Việt Nam đã bắt đầu hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, sự cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt hơn. Người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến mẫu mã, chất lượng hàng hóa, mà còn quan tâm đến xuất xứ hàng hóa, do ai sản xuất, việc sản xuất liệu có ảnh hưởng môi trường xung quanh. Từ đó, các DN mới nhận thấy được vấn đề thể hiện trách nhiệm xã hội là thật sự cần thiết cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Loi the doanh nghiep khi hieu ve CSR 2

Tập đoàn Sao Mai thường xuyên tổ chức các buổi chia sẻ với chuyên gia nước ngoài về tầm quan trọng của CSR

Tuy nhiên, nhiều DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ vẫn chưa có cách nhìn đúng mức về tầm quan trọng của CSR đối với cộng đồng. Theo khảo sát mới đây của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), thì có đến 63% các DN Việt Nam vẫn chưa hiểu thấu đáo về quy trình phát triển bền vững, chưa có tầm nhìn, chiến lược nhất quán về phát triển bền vững và CSR.

Việc biết đến và thực hiện CSR tại Việt Nam đang chủ yếu tập trung ở các DN lớn, trong đó có thể kể đến Tập đoàn Sao Mai. Thành công của Tập đoàn Sao Mai được thể hiện qua hiệu quả kinh doanh. Năm 2014, doanh thu của tập đoàn đạt 4.120 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 223 tỷ đồng (tăng gấp 4 lần so với năm 2013). Để ứng phó với ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều DN đã chọn cách thu hẹp sản xuất, thậm chí sa thải bớt lao động thì Tập đoàn Sao Mai lại chọn điều ngược lại. Trong năm 2014, tập đoàn này đã tuyển thêm hơn 2.300 lao động, đưa tổng số lao động của công ty lên đến 6.000 người.

Loi the doanh nghiep khi hieu ve CSR 3
Hoạt động từ thiện của Tập đoàn Sao Mai vào dịp Tết 2015.

Sao Mai còn là thương hiệu rất gần gũi với cộng đồng khi tích cực thực hiện nhiều hoạt động từ thiện xã hội ý nghĩa. Đầu năm đến nay, tập đoàn này đã dành kinh phí hơn 2 tỷ đồng để tặng quà cho hơn 5.600 hộ nghèo tại 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Ngày 1/6 tới đây, Tập đoàn Sao Mai sẽ tặng 100 suất học bổng cho 100 trẻ em nghèo vượt khó học giỏi của tỉnh An Giang với trị giá trên 100 triệu đồng.

Theo Giáo sư Thomas Malnight, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Havard, việc thực hiện CSR của DN không nên chỉ là bề nổi, là công cụ để đánh bóng và quảng bá thương hiệu mà phải là định hướng phát triển của một DN bền vững. Ngoài ra, CSR còn tạo nên chuỗi giá trị tốt cho doanh nghiệp thông qua việc tiếp cận các vấn đề và thách thức mang tính chiến lược, đồng thời tạo nên những lợi ích mang tầm ảnh hưởng tốt hơn cho xã hội.

Do đó, nếu làm tốt CSR, chắc chắn DN sẽ là người chiến thắng trên thương trường bởi đầu tư vào CSR đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng cạnh tranh và sự tồn tại của DN. Thực hiện CSR về trung và dài hạn sẽ đạt được nhiều lợi ích: Giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới.

Tập đoàn Sao Mai hoạt động đa ngành trong các lĩnh vực: xây dựng, bất động sản, thủy sản, thực phẩm và du lịch. Tập đoàn này còn được biết đến là DN lớn nhất của tỉnh An Giang, nhà đầu tư kinh doanh bất động sản hàng đầu Đồng bằng sông Cửu Long và 1 trong 5 doanh nghiệp nuôi trồng chế biến xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam.

 Sơn Mạch

Độc giả có thể tìm hiểu thêm thông tin về Kinh Doanh tại đây.

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.