Thứ tư, 22/01/2025, 15:50 PM

Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức góp ý dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

(CL&CS)- Việc sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ lần này không chỉ thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng ban hành mà còn phải kịp thời thể chế hóa các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Ngày 21/1 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức hội thảo "Góp ý Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo". Tham dự hội thảo có đại diện Vụ Pháp chế - Bộ Khoa học và Công nghệ (Đơn vị soạn thảo Dự Luật); Uỷ ban KHCN &MT của Quốc hội; các nhà khoa học trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng cho hay, Luật Khoa học, Công nghệ ra đời năm 2013 đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc. Hơn 10 năm qua, hệ thống pháp luật của nước ta đã có rất nhiều thay đổi để cùng với đất nước phát triển.

9917-1737502979-screenshot-20250122-064141-word

Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức góp ý dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Những thay đổi này liên quan mật thiết đến khoa học, công nghệ làm cho Luật Khoa học, Công nghệ có nhiều nội dung không còn phù hợp. Đất nước ta hiện nay đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ở một vị trí cao hơn rất nhiều so với 10 năm trước đây. Hơn bao giờ hết, khoa học, công nghệ phải vươn lên một tầm cao mới, để xứng đáng với vị thế của đất nước và khát vọng của dân tộc. Vì thế, Chính phủ đã trình Quốc hội để xem xét thông qua một bộ luật mới với tên mới là Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, đây là một nội dung vô cùng quan trọng, Chủ tịch Phan Xuân Dũng nói.

Tại hội thảo, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam Phạm Văn Tân cho rằng, về tên của Luật trong Dự thảo, khái niệm Đổi mới sáng tạo cũng nằm trong nội hàm của thuật ngữ khoa học, công nghệ. Tờ trình cũng nêu “Luật Khoa học, Công nghệ 2013 còn thiếu chính sách tổng thể để điều chỉnh, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống Đổi mới sáng tạo...”, vậy nên chỉ cần bổ sung thêm các điều khoản liên quan đến Đổi mới sáng tạo là đủ, không nhất thiết phải đưa thêm thuật ngữ Đổi mới sáng tạo và thành tên của Luật.

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị mới ban hành ngày 22/12/2024 về “đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” có đề cập thêm cụm từ “chuyển đổi số” thì liệu tên gọi của Luật có đưa thêm cụm từ “chuyển đổi số”?, ông Phạm Văn Tân đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét việc chọn tên của Luật cho phù hợp.

9917-1737502979-screenshot-20250122-064212-word

Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam Phạm Văn Tân

Cũng theo ông Phạm Văn Tân, Dự thảo Luật quy định: “Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ công lập là tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, có chức năng phục vụ quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo hoặc cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo”. Quy định này không đề cập tới các tổ chức sự nghiệp ngoài công lập. Như vậy, chỉ tồn tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực Khoa học, Công nghệ ngoài công lập không có cơ hội tồn tại. Điều này không phù hợp với sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về việc xã hội hóa hoạt động Khoa học, Công nghệ và thúc đẩy chuyển giao dịch vụ công từ các cơ quan nhà nước sang các tổ chức ngoài nhà nước, vì vậy nên xem xét điều chỉnh lại quy định này.

Cũng tại hội thảo, một số đại biểu cho rằng, trong bối cảnh mới việc sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ lần này không chỉ thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng ban hành mà còn phải kịp thời thể chế hóa các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Theo đó, trọng tâm đầu tiên của Luật Khoa học và Công nghệ là khẩn trương sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đồng bộ các quy định pháp luật về khoa học, công nghệ, đầu tư, đầu tư công, mua sắm công, ngân sách Nhà nước, tài sản công, sở hữu trí tuệ, thuế... Có cách tiếp cận mở, vận dụng sáng tạo, cho phép thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra. Chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Ngoài ra, Luật Khoa học và Công nghệ nên có cơ chế thí điểm để doanh nghiệp thử nghiệm công nghệ mới có sự giám sát của Nhà nước; có chính sách miễn trừ trách nhiệm đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong trường hợp thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới mà có thiệt hại về kinh tế do nguyên nhân khách quan. Hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo, ươm tạo công nghệ và chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, Luật Khoa học và Công nghệ cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ, phát triển các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ công lập hoạt động hiệu quả; thu hút, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; có cơ chế khuyến khích mua sắm công đối với các sản phẩm, hàng hoá là kết quả nghiên cứu khoa học do doanh nghiệp trong nước tạo ra;...

PV

Bình luận

Nổi bật

Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức góp ý dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức góp ý dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

sự kiện🞄Thứ tư, 22/01/2025, 15:50

(CL&CS)- Việc sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ lần này không chỉ thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng ban hành mà còn phải kịp thời thể chế hóa các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Chính phủ năm 2025: Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá

Chính phủ năm 2025: Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá

sự kiện🞄Thứ ba, 14/01/2025, 14:54

(CL&CS) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2024, trong đó thống nhất chủ đề điều hành của năm 2025 là "Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá".

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 9 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 9 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ

sự kiện🞄Thứ ba, 14/01/2025, 08:17

(CL&CS) - Chiều 11/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ chín của Ban Chỉ đạo.