Lễ hội đền Sóc - Hà Nội: Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống
(CL&CS) - Cứ mỗi mùa xuân đến, hàng loạt lễ hội tưng bừng náo nhiệt được tổ chức ở các ngôi đền thờ Thánh Gióng. Trước ngày khai hội năm nay, nhiều du khách không khỏi bất ngờ trước cảnh quan nơi đây ... với quy mô 21 tổng, 127 xã tham gia trước đây, hiện nay theo địa giới hành chính mới, hội Sóc Sơn có 6 xã, 8 thôn tham gia tổ chức.
Theo đó, năm 2023, lễ hội Gióng tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc sẽ được UBND huyện Sóc Sơn tổ chức trong 3 ngày, từ 27-29/1 (tức ngày 6-8 tháng Giêng năm Quý Mão).

So với những mùa lễ hội trước, năm nay, Ban tổ chức đã có nhiều đổi mới.
Đại diện Khu di tích cho biết, so với những năm trước, lễ khai hội Gióng được diễn ra sớm hơn, bắt đầu từ 6h, thay vì 7h như năm trước. Trong lễ hội năm nay, phần lễ không có quá nhiều thay đổi. Sau lễ dâng hương, đánh trống khai hội, đọc văn tế là lễ rước và lễ tế của thôn làng. 8 lễ vật được cung tiến tại lễ hội Gióng Xuân Quý Mão 2023 vẫn sẽ là Ngựa sắt, cầu húc, trầu cau, voi chiến, ngà voi, cỏ voi, kiệu tướng...
Là một trong bốn vị “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt, Thánh Gióng gắn liền với truyền thuyết cậu bé làng Phù Đổng đánh thắng giặc Ân đời Hùng Vương thứ 6, đem lại thái bình cho đất nước. Tục truyền rằng sau khi đánh tan quân giặc, Ngài phi ngựa tới chân núi Sóc Sơn, cởi bỏ giáp trụ rồi cưỡi ngựa sắt bay về trời. Để tưởng nhớ, ca ngợi người anh hùng huyền thoại Thánh Gióng, Lễ hội Gióng đền Sóc là lễ hội truyền thống được tổ chức từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm. Năm 2010, Lễ hội Gióng ở Đền Sóc được (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Lễ hội Gióng đền Sóc được tổ chức tại khu quần thể Khu di tích đền Sóc, thuộc thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, bao gồm 6 công trình: đền Hạ (tức đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (tức đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia.
Phần nghi lễ: Sau phần văn tế của Huyện, tế lễ của các thôn làng gồm Lễ rước giò hoa tre và lễ tế của thôn Vệ Linh (xã Phù Linh), Lễ rước ngựa của thôn Phù Mã (xã Phù Linh), Lễ rước voi và lễ tế của thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược), Lễ rước trầu cau và lễ tế của thôn Đan Tảo (xã Tân Minh), Lễ rước ngà voi và lễ tế của thôn Đức Hậu (xã Đức Hòa), Lễ rước cỏ voi và lễ tế của thôn Yên Sào (xã Xuân Giang), Lễ rước tướng và lễ tế của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú), Lễ rước cầu húc và lễ tế của thôn Xuân Dục (xã Tân Minh).

Thánh Gióng là một trong bốn vị “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt.
Sau khi làm lễ tại sân Rồng, lễ tế và trầu cau sẽ được tiến cung để ông Gióng chứng giám, sau đó lộc sẽ được san sẻ đưa về đền Hạ và đền Mẫu để tất lộc cho du khách. Hình thức này vẫn giữ được truyền thống là tất lộc cho du khách, kịch bản, quy trình của lễ hội cam kết với UNESCO không có gì thay đổi.
Cụ thể, các trò chơi dân gian tiếp tục được ban tổ chức lễ hội duy trì như Đi cà kheo, đi cầu thăng bằng, đập niêu đất, hội thi nấu cơm… Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật cũng được tổ chức xuyên suốt những ngày diễn ra lễ hội tại Khu di tích.
Giám đốc Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc cho biết, lễ hội Gióng 2023 là lần đầu nghi thức Kéo Mỏ được trình diễn và cuộc thi cầu húc được tổ chức. “Khác với mọi năm, hội thi đấu vật thay đổi phương thức tổ chức, thay vì thành lập đội và đăng ký từ đầu thì du khách thập phương có thể đăng ký tại khu vực tổ chức hội thi và tham gia thi đấu. Điều này tạo nên một sân chơi mở cho tất cả người dân”, ông Nho chia sẻ.

heo thông lệ, lễ hội Gióng tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn) chính thức khai mạc vào sáng mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm và kéo dài trong 3 ngày. Năm nay, lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 27 – 29/1/2023.

Quang cảnh đền Sóc tĩnh lặng ngày đầu năm 2023.

Lễ hội Gióng là một trong những lễ hội lớn nhất của TP Hà Nội và cả nước, đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2010.
Văn Trì
Bình luận
Nổi bật
Đà Nẵng nhộn nhịp chương trình “Mùa du lịch biển Đà Nẵng 2025”
sự kiện🞄Thứ ba, 29/04/2025, 19:50
(CL&CS) - Nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho người dân và thu hút khách du lịch đến Đà Nẵng trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2025.
Huế miễn vé tham quan Đại Nội trong dịp lễ 30/4-1/5
sự kiện🞄Thứ ba, 29/04/2025, 14:23
(CL&CS) - Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, sẽ mở cửa hoàn toàn miễn phí một số khu vực bên trong Đại Nội Huế về đêm trong dịp lễ 30/4 -1/5. Du khách sẽ đi vào cửa Hiển Nhơn để tham quan vườn Thiệu Phương và Phủ Nội vụ từ 18 giờ đến 21 giờ 30 phút hằng ngày, liên tục trong 6 đêm từ ngày 26/4-1/5.
Lạc giữa ngợp ngời cờ đỏ sao vàng tại nam Phú Quốc dịp 30/4
sự kiện🞄Thứ hai, 28/04/2025, 17:36
(CL&CS) - Những ngày tháng 4, Nam đảo Phú Quốc khoác lên mình tấm áo rực rỡ với sắc đỏ sao vàng phủ kín các điểm du lịch nổi tiếng, cho đến từng món ăn và đồ uống, hòa chung không khí hân hoan chào mừng kỳ nghỉ lễ 30/4.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.