Thứ hai, 17/02/2020, 10:57 AM

Làng Rô ngày nay bên con đường huyền thoại

(NTD) - 45 năm sau giải phóng, làng Rô - ngôi làng nuôi giấu cán bộ những ngày kháng chiến giờ đây đã thay đổi rất nhiều.

 

Trong thời kháng chiến chống Pháp, sau này là chống Mỹ, dân làng Rô luôn một lòng theo Đảng chiến đấu cho đến ngày toàn thắng. Làng Rô kiên cường ấy, trên đường Hồ Chí Minh ngang dãy Trường Sơn  giờ là một điểm sáng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa của huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.

Giờ đây, sau 45 năm ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, cuộc sống của người dân làng Rô đã thay đổi rất nhiều. Cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang, không còn cảnh những mái nhà tranh tre vách nứa, thay vào đó là những ngôi nhà tường xây, mái ngói, tỷ lệ hộ nghèo cũng đã giảm nhiều so với trước.

Trưởng thôn Đinh Văn Xô (29 tuổi), bảo rằng sau ngày đất nước thống nhất, làng dời về bờ Bắc sông, hướng mặt ra đường Hồ Chí Minh, tựa lưng vào núi Ađhây. Làng hiện có 110 hộ dân, với 436 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Cơtu. Làng Rô năm xưa bây giờ được đổi thành thôn Rô văn hóa, với những ngôi nhà tường xây, mái ngói, tôn màu bừng sáng cả một vùng núi rừng. Sau khi làng Rô được đón nhận Chương trình 135 của Chính phủ, đã đầu tư xây dựng đường bê tông đến tận nhà đồng bào, trường tiểu học liên thôn đưa cái chữ đến với con em người Cơ Tu. Lưới điện quốc gia đã có để thắp sáng từng hộ, nhà nào cũng có radio, ti vi. Đêm đêm tiếng nhạc xập xình vui động núi rừng.

1
Điểm trường tại Làng Rô

Tại điểm trường tiểu học và mầm non của làng Rô, ngôi trường được xây vững chãi trên triền đồi bên đường. Nhiều năm trở lại đây, làng Rô không còn tình trạng học sinh bỏ học. Dù điểm trường còn nhiều vất vả, song các giáo viên công tác tại đây vẫn thường xuyên vượt qua mọi trở ngại, đến tận các gia đình để vận động học sinh ra lớp.

Nhà nước, chính quyền địa phương, người dân làng Rô luôn đồng lòng, ra sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Từ năm 2007, khi điện lưới quốc gia được kéo về làng, đời sống của người dân nơi đây không ngừng khởi sắc; nhiều ngôi nhà khang trang được mọc lên, tỷ lệ các cặp vợ chồng sinh con thứ ba, thứ tư là rất hiếm. Trẻ em trong làng luôn được quan tâm học hành, do vậy mà nhiều em thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng để trở về xây dựng lại làng Rô.

2
Nhà sinh hoạt thôn và nhà Gươl của làng ở gần nhau rất thuận tiện để sinh hoạt

Gần trung tâm làng Rô, một công trình bề thế có tên gọi Nhà sinh hoạt truyền thống kết hợp với phòng tránh thiên tai đã được xây dựng phục vụ cho người dân trong làng. Theo chính quyền xã Cà Dy, đây là công trình đa chức năng, có thể làm nhà dạy trẻ, tránh thiên tai cho đồng bào với trị giá gần 5 tỷ đồng do Quỹ thiên tai miền Trung tài trợ, đưa vào sử dụng trong tháng 6/2016. Đặc biệt, trong thiết kế nhà Gươl (nhà sinh hoạt cộng đồng của dân tộc Cơ Tu) là những bức phù điêu, chạm trổ hình ảnh các con vật như trâu, kỳ đà, tắc kè… Tổng diện tích 646m2, kinh phí đầu tư gần 4,7 tỷ đồng, nguồn tài trợ từ Quỹ hỗ trợ phòng tránh thiên tai miền Trung và UBND tỉnh Quảng Nam.

Bà con làng Rô bây giờ ai cũng được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí để khám chữa bệnh, được khám chữa bệnh định kỳ để bảo đảm sức khỏe. Làng Rô kiên cường ngày ấy, giờ là một điểm sáng trên đường Hồ Chí Minh trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hoá của tỉnh Quảng Nam. 

4.
Nhiều ngôi nhà khang trang đang được xây dựng tại làng Rô

Dẫu cuộc sống của người Cơ Tu ở làng Rô còn nhiều khó khăn, nhưng không gian nơi này cứ da diết như kéo du khách ngược trở lại ký ức một thời. Trông xa xa là những cánh đồng hay nương rẫy nhỏ bé thấp thoáng ẩn hiện nơi triền đồi, những con đường nhỏ yên bình dẫn qua bao ngôi nhà đầy hơi ấm với khói chiều lãng đãng làm xao động lòng người bởi hai chữ làng Rô.

Trong những năm chiến tranh, làng Rô là một căn cứ cách mạng phục vụ kháng chiến bằng sự giản dị mộc mạc, nhưng cương quyết và can đảm của những người dân Cơ Tu hiền lành, tốt bụng. Bây giờ, đi dọc con đường Hồ Chí Minh huyền thoại, làng Rô đã trở thành điểm du lịch văn hoá lịch sử, nơi dừng chân  thú vị trên tuyến du lịch, và có tên trên bản đồ Googlemap. Giao thông thuận lợi là một điều kiện lý tưởng để làng Rô không còn đói nghèo. Đường 14 B và 14 E từ miền xuôi Đà Nẵng và Quảng Nam thông thương lên đường Hồ Chí Minh, thức ăn vật dùng giờ không thiếu thứ gì. Ngược lại, những sản vật của miền núi ở đây cũng nhanh chóng được vận chuyển xuống miền xuôi một cách dễ dàng.

Bảo Anh - Minh Ngọc - Thế Sơn

Bình luận

Nổi bật

Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh Lâm Đồng: Tiên phong trong nghiên cứu ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ

Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh Lâm Đồng: Tiên phong trong nghiên cứu ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

(CL&CS) - Vừa qua, Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh Lâm Đồng (đơn vị trực thuộc Sở KHCN) đã ghi dấu ấn 20 năm khẳng định là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ, đóng góp thiết thực vào sự phát triển KHCN và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ngành khoa học và công nghệ sẽ có nhiều cống hiến để hiện thực hóa quy hoạch tỉnh Quảng Nam

Ngành khoa học và công nghệ sẽ có nhiều cống hiến để hiện thực hóa quy hoạch tỉnh Quảng Nam

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

(CL&CS) - Những nghiên cứu khoa học, công nghệ trên nhiều lĩnh vực đã được ứng dụng hiệu quả, góp phần hiện thực hóa khát vọng Quảng Nam trong thời kỳ mới.

Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo

Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:18

(CL&CS) - Đây là một trong những hoạt động của Đề án “Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô xây dựng Thành phố hòa bình, sáng tạo giai đoạn 2023-2026” đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, và là hoạt động ý nghĩa của Phụ nữ Thủ đô hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.