Dữ liệu cũ
Thứ tư, 17/06/2015, 13:25 PM

Làng nói tiếng Sài Gòn giữa miền Trung

(NTD) - Dưới chân núi Hòn Tàu ở tỉnh Quảng Nam có một ngôi làng khá đặc biệt - Làng giữa lòng miền Trung nhưng nói giọng... Sài Gòn. Đó là làng Lộc Đại thuộc xã Quế Hiệp của huyện Quế Sơn mà người dân ở đây thường gọi đùa là... làng Sài Gòn 2.

Ở Quảng Nam, những người nói giọng Sài Gòn chỉ có thể là người ở Sài Gòn lâu năm về thăm quê, còn lại, mặc nhiên chỉ có dân làng Lộc Đại. 400 hộ dân ở đây từ người già đến trẻ nhỏ đều cùng một giọng rặt... Nam Bộ.

mien trung
Làng nói tiếng “Sài Gòn” giữa lòng miền Trung.

Ông Nguyễn Hữu Vàng (60 tuổi, dân làng Lộc Đại) cho biết: “Ở đây có 5 thôn, điều thật lạ là chỉ có người trong làng tôi nói được giọng gần giống với người Sài Gòn, còn các vùng bên dù chỉ cách nhau một cánh đồng vẫn nói đặc sệt tiếng Quảng”.

mien trung1
Ông Nguyễn Xuân Hồng (trái) nói về gốc tích giọng nói độc đáo của làng mình.

Nhà báo Ngô Công Quang, làm đề tài nghiên cứu khoa học về giọng nói của làng Lộc Đại, Quế Hiệp khi còn là sinh viên vào năm 2005-2006, cho biết: “Trong cùng một xã nhưng chất giọng mỗi thôn đều khác nhau.

Ví dụ:Người Quế Sơn hay nói: Anh làm chi đó, chú ở mô rứa hoặc đi mô rứa cô?... thì dân làng Lộc Đại lại hỏi: Anh làm gì đó? Chú ở đâu đó? Cô đi đâu đó? Các vần âm ao, thường người Quảng Nam đọc thành ô, như “bô gộ”, “xe độp”, “cái bô”, “bố cố” “nấu chố”, “thể dục thể thô”... còn dân làng Lộc Đại lại phát âm: bao gạo, xe đạp, cái bao, báo cáo, nấu cháo, thể dục thể thao...

Chính vì thế, có chuyện vui rằng, khi đọc loa phát thanh trong nhân dân, cán bộ văn hóa địa phương phải phát âm cùng lúc 2 chất giọng Quảng Nam và Sài Gòn: “A lô - A lao. Đồng bồ - Đồng bào. Xách bô - xách bao. Đựng gộ - đựng gạo. Náo chố - nấu cháo”.

Theo ông Nguyễn Xuân Hồng (72 tuổi), một trong những bậc cao niên ở đây, gốc tích của tiếng Sài Gòn ở đây có thể ảnh hưởng từ quá trình di dân. Vào những năm 1691, Nguyễn Phúc Chu - vị chúa thứ 6 trong số 9 chúa Nguyễn khi lên ngôi liền cử ngay Cai cơ Nguyễn Hữu Cảnh mở rộng bờ cõi.

Một số cư dân ở vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh (nay là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) thuộc dòng tộc Nguyễn Hữu cũng theo trào lưu Nam tiến. Tuy nhiên, một bộ phận di dân đã dừng chân tại thung lũng nhỏ được bao quanh bởi dãy núi Hòn Tàu nay là xã Quế Hiệp để lập nghiệp.

Bên cạnh đó, do địa hình thôn Lộc Đại là thung lũng nhỏ được bao bọc bởi dãy núi Hòn Tàu nên người dân không ra bên ngoài giao thoa văn hóa với vùng khác nên chất giọng của họ không giống giọng Quảng Nam mà lại giống... Sài Gòn. Chính vì thế, người dân Quế Sơn thường gọi dân thôn Lộc Đại là làng Sài Gòn 2.

Ngoài lý giải đầy thuyết phục của ông Hồng thì hầu như không ai lý giải được sự khác biệt này. Dù thế nào, chị Trần Thị Ngọc Hải, cán bộ Văn hóa - Thông tin của xã Quế Hiệp, cũng như mỗi người dân làng Lộc Đại rất lấy làm tự hào khi giọng nói của mình rất giống với người Sài Gòn, một đặc trưng “có một không hai” không lẫn vào đâu được và họ mong nét đặc trưng này sẽ được giữ mãi.

“Ở đây có 5 thôn, điều thật lạ là chỉ có người trong làng tôi nói được giọng gần giống với người Sài Gòn, còn các vùng bên dù chỉ cách nhau một cánh đồng vẫn nói đặc sệt tiếng Quảng”.

 Ngô Công Trung

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.