Làm thế nào để tránh tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng?

(NTD) - Thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC): Năm 1999, cả nước có khoảng 10 vụ tranh chấp hợp đồng (HĐ) trong lĩnh vực xây dựng, nhưng 3 năm trở lại đây, số vụ tranh chấp đã tăng gấp 2, gấp 3 (20-30 vụ/năm), gây ra những tổn thất kinh tế nặng nề…

28
Các DN cần chú trọng soạn thảo kỹ HĐ ngay từ đầu để tránh xảy ra tranh chấp khi đã triển khai. (Ảnh: Một công trình đang thi công cột móng tại Q.2, TP.HCM).

Ngành xây dựng giữ vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam hiện thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia lĩnh vực này. Do đó, có nhiều HĐ xây dựng đã được ký kết. Tuy nhiên, doanh nghiệp (DN) xây dựng ở Việt Nam đa phần là các DN vừa và nhỏ, năng lực pháp lý hạn chế. Trong khi, xu hướng hội nhập, hợp tác phát triển là cơ hội, song cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.

Nhiều ý kiến cho rằng, DN nước ngoài rất chú trọng khâu soạn thảo HĐ. Ngược lại, không ít DN Việt Nam, dù quản lý hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng nhưng lại chưa chú ý đến việc thuê luật sư tư vấn, soạn thảo HĐ ngay từ đầu. Một số luật sư cho hay, HĐ của họ (DN nước ngoài) dày hàng chục trang với các điều khoản chặt chẽ, kín kẽ. Trong khi, HĐ của không ít DN Việt Nam lại thiếu nhiều chi tiết, chưa rõ ràng. Không chỉ thế, các DN Việt Nam cũng không được trang bị đầy đủ kiến thức pháp lý nên khi xảy ra tranh chấp sẽ rất lúng túng, lép vế, thua thiệt…

Theo các chuyên gia, xây dựng là một lĩnh vực đặc thù khi sản phẩm có giá trị lớn, với sự tham gia của nhiều DN. Hơn nữa, thời gian hoàn thành dự án được tính bằng năm và thời gian sử dụng sản phẩm được tính bằng vài chục năm. Vậy nên, DN cần cẩn trọng trong quá trình soạn thảo và thực hiện HĐ để giảm thiểu “nguy cơ” tranh chấp, gây ra những tổn thất nặng nề: Dự án bị chậm tiến độ hoặc ngừng thi công!

Ông Nguyễn Văn Danh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho hay, từ trước đến nay, hình thức giải quyết các tranh chấp HĐ thường thông qua tự thương lượng (hoặc thương lượng có sự hướng dẫn, hỗ trợ của cơ quan Nhà nước), trường hợp các bên không đạt được sự đồng thuận sẽ đưa nhau ra tòa, “cậy nhờ” phán xét. Tuy nhiên, việc “đáo tụng đình” thường kéo dài, gây tốn kém cả về thời gian và tiền bạc cho các bên. Do đó, để tránh “đối đầu”, các DN Việt cần kỹ càng ngay từ đầu, tức từ khâu soạn thảo và đàm phán ký kết HĐ…

Tương tự, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), ông Vũ Xuân Phong cũng cho rằng, tranh chấp HĐ là điều khó tránh khỏi, nhất là trong hoạt động xây dựng với những HĐ lớn. Thế nên, cách tốt nhất để tránh những rủi ro và giảm thiểu tối đa thiệt hại, các DN cần chuẩn bị thật cẩn thận, chu đáo khâu soạn thảo HĐ. Cũng theo ông Phong, ngoại trừ điều ước quốc tế có quy định khác, tranh chấp HĐ xây dựng chỉ được giải quyết bằng trọng tài khi các bên có sự thỏa thuận. Tuy nhiên, đôi khi có những thỏa thuận chưa rõ ràng và đây là việc nên tránh!

Hà Văn

_Bao NTD_So 326 _ IN_Page_33
 

 

Bình luận

Nổi bật

Nam A Bank và PRA ký nhận bàn giao Giao phẩm hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội ESMS

Nam A Bank và PRA ký nhận bàn giao Giao phẩm hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội ESMS

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 12:56

(CL&CS) - Lễ bàn giao Giao phẩm hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội (ESMS) giữa Nam A Bank và Pacific Risk Advisors LTD (PRA) đã diễn ra thành công.

Thị trường bất động sản đón những tín hiệu khởi sắc nhưng vẫn còn “điểm tối”

Thị trường bất động sản đón những tín hiệu khởi sắc nhưng vẫn còn “điểm tối”

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 12:19

Nhiều Luật mới sẽ có hiệu lực sớm hơn dự kiến, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường ngày càng nhiều cùng tâm lý nhà đầu tư được cải thiện,..đã cho thấy những tín hiệu khởi của thị trường. Tuy nhiên, mất cân đối 'cung - cầu' vẫn là “điểm tối” của thị trường hiện tại.

Thị trường còn khó nhưng tín dụng vẫn “chảy mạnh” vào bất động sản?

Thị trường còn khó nhưng tín dụng vẫn “chảy mạnh” vào bất động sản?

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 12:19

Bất chấp những khó khăn mà thị trường đang phải đối mặt, cho vay bất động sản (BĐS) là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao trong tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng.