Văn hóa và Đời sống
Thứ bảy, 03/02/2024, 10:13 AM

Khu mộ chung của 3 thế hệ làm vua ở miền Trung được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

Đặc biệt, nơi đây còn nổi tiếng với câu chuyện về một vị vua chỉ lên ngôi vỏn vẹn 3 ngày, thu hút đông đảo du khách tìm về khám phá.

Khi đến du lịch Huế, du khách sẽ không khỏi trầm trồ bởi vẻ đẹp cổ kính, yên bình nơi đây. Đặc biệt là những lăng tẩm được xây dựng cực kỳ uy nghiêm, tráng lệ. Một trong số đó không thể không nhắc đến khu lăng mộ Dục Đức, công trình nằm trong quần thể di tích cố đô Huế và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Với kiến trúc đặc biệt và ý nghĩa lịch sử sâu sắc, nơi đây đã trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với các du khách thập phương.

Lịch sử xây dựng

Công trình tọa lạc trên đường Duy Tân (phường An Cựu, TP Huế, Thừa Thiên Huế) và thường được gọi với cái tên “An lăng”. Nơi đây có diện tích rộng gần 6ha, bao gồm lăng vua Dục Ðức, hoàng hậu và 42 tẩm mộ ông hoàng bà chúa cùng 121 ngôi mộ đất của những người thuộc Ðệ Tứ Chánh phái Nguyễn Phước tộc.

An Lăng là khu mộ chung của ba thế hệ làm vua: Dục Đức (cha), Thành Thái (con) và Duy Tân (cháu)

An Lăng là khu mộ chung của ba thế hệ làm vua: Dục Đức (cha), Thành Thái (con) và Duy Tân (cháu)

Theo đó, vua Dục Đức tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Chân, sinh năm 1852, đã lên ngôi vua năm 1883. Tuy nhiên, chỉ sau 3 ngày trị vì, ông đã bị phế truất và bị giam giữ tại Thái Y Viện. Cuối cùng, ông đã qua đời vì đói khát tại nhà ngục Thừa Thiên sau 7 ngày không được cho ăn uống. Mộ vua Dục Đức được đặt tạm thời tại khe cồn Phước Quả, gần chùa Tường Quang.

Đến năm 1889, con trai ông là Nguyễn Phúc Bửu Lân được đưa lên ngôi vua với niên hiệu Thành Thái. Sau khi lên ngôi, vua Thành Thái đã quyết định xây dựng một lăng mộ cho cha mình và đặt tên là An Lăng. Lăng tẩm Huế này nằm ở gần chùa Tường Quang, chỉ cách khoảng 200m.

Năm 1891, vua Thành Thái đã cho xây dựng một ngôi miếu để thờ vua Dục Đức. Ngôi miếu được xây dựng tại phường Thuận Cát, ở bên phải của Hoàng thành và được đặt tên là Tân Miếu.

Vào tháng 8/1899, vua đã quyết định xây dựng điện Long Ân gần khu vực lăng mộ vua Dục Đức để thờ phụ thân. Vào cuối năm 1945, sau khi vua Duy Tân tử nạn tại châu Phi, ở điện đã tổ chức một lễ truy điệu và vua cũng được thờ chung tại đây.

Khi vua Thành Thái qua đời vào năm 1954, thi hài của ông được đưa về chôn tại địa điểm hiện tại trong khu vực An Lăng và được thờ tại điện Long Ân. Năm 1987, thi hài vua Duy Tân được đưa về an táng cạnh lăng của vua Thành Thái.

Kiến trúc độc đáo của khu lăng mộ

Lăng có lối kiến trúc độc đáo, cổ kính

Lăng có lối kiến trúc độc đáo, cổ kính

So với lăng tẩm khác của các vua nhà Nguyễn, An lăng có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn hơn. Lăng gồm hai khu vực: Điện Long Ân và lăng mộ vua cùng Hoàng hậu, đều lấy cồn Phước Quả ở đằng trước làm tiền án, khe Mụ Niệm chảy qua trước mặt làm yếu tố minh đường và dùng ngọn núi Tam Thai ở đằng sau làm hậu chẩm.

Khu lăng mộ có diện tích khoảng 3.500m2, với cửa vòm phía trước được làm bằng gạch và có 2 tầng giả mái ngói. Khác với những lăng mộ khác, phía sau cửa Bái Đính ở lăng được lát gạch hai bên. Cửa tam quan có 3 tầng tựa như cửa Trường An trong Hoàng thành. Mộ vua và hoàng hậu được đặt ở vị trí trung tâm, được bao bọc bởi 3 lớp khung thành vững chắc và ngói lưu ly vàng.

Cửa tam quan ở lăng Dục Đức có 3 tầng tựa như cửa Trường An

Cửa tam quan ở lăng Dục Đức có 3 tầng tựa như cửa Trường An

Tiến vào bên trong nhà thờ, du khách sẽ thấy án thờ được làm bằng đá, trang trí cùng các đồ thờ cúng. Hai ngôi mộ của vua Dục Đức và hoàng hậu Từ Minh được xây đối xứng hai bên ngôi nhà. Phía trước của hai ngôi mộ có khắc chữ nổi là “Thọ” và “Song Hỷ”. Bên ngoài khu mộ có hai trụ được xây bằng gạch và có hình hoa sen đặc trưng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo, ấn tượng và tinh tế.

Nơi thờ các vị vua và hoàng hậu

Nơi thờ các vị vua và hoàng hậu

Nằm cách khu lăng mộ khoảng 50m, khu tẩm điện rộng hơn 6.245m2 được bao quanh bởi bốn mặt tường xây kín, với mỗi mặt đều có cửa thông ra bên ngoài. Cổng chính của khu tẩm điện được thiết kế theo lối tam quan với bốn tầng mái xi măng, thân cổng được chia thành nhiều ô hộc tinh xảo.

Các cổng bên và cổng phía sau cũng được thiết kế theo lối cửa vòm, phía sau cổng chính là bình phòng và sân chầu được lát bằng gạch Bát Tràng

Các cổng bên và cổng phía sau cũng được thiết kế theo lối cửa vòm, phía sau cổng chính là bình phòng và sân chầu được lát bằng gạch Bát Tràng

Phía sau điện Long Ân là nơi yên nghỉ của hai ông vua Thành Thái, Duy Tân và các bà vợ của vua Thành Thái.

Khu vực An Lăng còn có 39 lăng mộ các ông hoàng, bà chúa và 121 ngôi mộ đất thuộc Đệ tứ Chánh hệ

Khu vực An Lăng còn có 39 lăng mộ các ông hoàng, bà chúa và 121 ngôi mộ đất thuộc Đệ tứ Chánh hệ

Do lăng Dục Đức nằm cách trung tâm thành phố chưa đến 2km nên việc di chuyển đến đây khá thuận tiện. Để đến lăng, du khách chỉ cần đi thẳng từ đường Lý Thường Kiệt đến đường Trần Phú. Sau đó, rẽ trái vào đường Duy Tân, sẽ thấy ngay biển chỉ dẫn đến lăng Dục Đức.

Tuy lăng Dục Đức có lối kiến trúc đơn giản và khiêm tốn hơn so với lăng tẩm khác của các vị vua triều Nguyễn nhưng nơi đây vẫn là một trong số rất nhiều địa điểm du lịch Huế thu hút đông đảo khách du lịch tìm về khám phá. 

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Ngôi làng tọa lạc trên cung đường hoa và biển, quanh năm ẩn mình trong sương mù, là bối cảnh phim của nhà sản xuất Việt nghìn tỷ

Ngôi làng tọa lạc trên cung đường hoa và biển, quanh năm ẩn mình trong sương mù, là bối cảnh phim của nhà sản xuất Việt nghìn tỷ

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 21:24

Ngôi làng lãng mạn này nằm giữa hai thành phố du lịch nổi tiếng nhưng còn rất hoang sơ và chưa khai thác du lịch.

Việt Nam chính thức có siêu tàu cao tốc lớn nhất trước nay: Chở được nghìn người, rút khoảng cách TP. HCM-Côn Đảo chỉ còn 4h đi biển

Việt Nam chính thức có siêu tàu cao tốc lớn nhất trước nay: Chở được nghìn người, rút khoảng cách TP. HCM-Côn Đảo chỉ còn 4h đi biển

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 15:47

Thông tin về siêu tàu cao tốc TP. HCM-Côn Đảo đang gây chú ý trên mọi diễn đàn, mạng xã hội.

Công trình văn hóa đặc biệt của Việt Nam được ví như kỳ quan vĩ đại, là nơi lưu giữ di hài Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất

Công trình văn hóa đặc biệt của Việt Nam được ví như kỳ quan vĩ đại, là nơi lưu giữ di hài Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 14:55

Đây là một kỳ đài lịch sử của thế kỷ XX, là công trình của tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô; công trình của “lòng dân - ý Đảng”...