Chủ nhật, 25/08/2024, 21:03 PM

Không phải sân bay Nội Bài hay Tân Sơn Nhất, sân bay quốc tế đầu tiên của Việt Nam nằm tại tỉnh miền núi Đông Bắc

Sân bay đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận hàng viện trợ và thực hiện nhiệm vụ quốc tế

Tháng 6/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo đồng chí Đàm Quang Trung và Lê Giản chọn địa điểm xây dựng sân bay dã chiến, nhằm tăng cường hợp tác giữa Mặt trận Việt Minh và quân đồng minh tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng Việt Nam.

Sân bay Lũng Cò hiện nay thuộc xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Theo Cục Hàng không Việt Nam, đây là sân bay quốc tế đầu tiên của Việt Nam với đường băng dài 400m và rộng 20m đủ điều kiện để máy bay L5 của Mỹ cất và hạ cánh.

Sân bay Lũng Cò là sân bay quốc tế đầu tiên của Việt Nam

Sân bay Lũng Cò là sân bay quốc tế đầu tiên của Việt Nam

Sân bay Lũng Cò đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận hàng viện trợ và thực hiện nhiệm vụ quốc tế.

Vào cuối tháng 7/1945, sân bay này đã giúp đưa những người Pháp bị Nhật giam giữ tại Tam Đảo trở về nước. Đây là sân bay duy nhất tại ATK (An toàn khu) - Việt Bắc có thể đón nhận viện trợ của quân đồng minh bằng đường không.

Từ đây, nhiều chuyến bay đã được thực hiện để vận chuyển thuốc men và vũ khí từ Côn Minh (Trung Quốc) sang Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang). Sân bay Lũng Cò chỉ hoạt động trong gần 2 tháng, từ tháng 6 đến tháng 8/1945, nhưng đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc cách mạng Việt Nam.

Máy bay đầu tiên hạ cánh xuống sân bay Lũng Cò đã mang theo hai sĩ quan quân đồng minh cùng một số lương thực và thuốc men, nhằm hỗ trợ lực lượng quân đồng minh tại Tân Trào.

Trong thời gian quân đồng minh hoạt động tại đây, nhiều chuyến bay khác cũng đã diễn ra, chủ yếu để đưa đón quân đồng minh và vận chuyển thuốc men, vũ khí từ Côn Minh về Tân Trào.

Dù hoạt động ngắn ngủi, sân bay Lũng Cò đã đóng góp to lớn vào thắng lợi của cách mạng tháng Tám. Trải qua 78 năm, di tích sân bay Lũng Cò vẫn mãi là minh chứng lịch sử cho tài năng và sự sáng tạo của người Việt Nam trong gian khó, là biểu tượng cho mối quan hệ ngoại giao và quân sự ban đầu với Hoa Kỳ vào thời điểm đất nước chưa giành được chính quyền.

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Đông Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Trung tâm hành chính của tỉnh là TP. Tuyên Quang, cách trung tâm Hà Nội khoảng 130km.

Tuyên Quang có diện tích 5.868km2 (đứng thứ 25 trên cả nước) và dân số 784.811 người (đứng thứ 53 trên cả nước), mật độ trung bình khoảng 124 người/km2. Dân cư Tuyên Quang phát triển rất nhanh... 21,45% dân số sống ở đô thị và 78,55% dân số sống ở nông thôn (tính đến năm 2020).

Tỉnh Tuyên Quang có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 6 huyện với 138 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 phường, 6 thị trấn và 122 xã.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Khu dân cư nghìn tỷ tại tỉnh rộng nhất miền Bắc kêu gọi đầu tư nhưng không ai ‘dòm ngó’

Khu dân cư nghìn tỷ tại tỉnh rộng nhất miền Bắc kêu gọi đầu tư nhưng không ai ‘dòm ngó’

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 16:01

Mục tiêu của dự án là hình thành một khu dân cư hiện đại tại bản Muống, xã Phiêng Luông, cung cấp dịch vụ thương mại và nhà ở đồng bộ, tạo môi trường sống chất lượng cao cho người dân.

Đô thị đặc biệt nhất Việt Nam sẽ xây dựng 15 tuyến đường sắt đô thị

Đô thị đặc biệt nhất Việt Nam sẽ xây dựng 15 tuyến đường sắt đô thị

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 15:52

Theo quy hoạch, địa phương này sẽ có thêm 15 tuyến đường sắt đô thị tỷ USD.

Huy động 1.500 kỹ sư, công nhân cùng 1.000 thiết bị, máy móc, tuyến cao tốc đi qua tỉnh có đường bờ biển đẹp nhất Việt Nam đã tạo nên kỳ tích

Huy động 1.500 kỹ sư, công nhân cùng 1.000 thiết bị, máy móc, tuyến cao tốc đi qua tỉnh có đường bờ biển đẹp nhất Việt Nam đã tạo nên kỳ tích

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 15:51

Để hỗ trợ các nhà thầu trong việc đẩy nhanh tiến độ, UBND tỉnh này đã tích cực tháo gỡ các khó khăn liên quan đến giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật và cung ứng vật liệu xây dựng.