Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 13/08/2016, 10:16 AM

Khánh thành Trung tâm Lọc máu Kỹ thuật cao Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

(NTD) - Sáng 12/08/2016, Trung tâm Lọc máu Kỹ thuật cao Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (468 Nguyễn Trãi, phường 8, quận 5, TPHCM) chính thức đi vào hoạt động với sự hợp tác chặt chẽ về công nghệ, kỹ thuật và trang thiết bị từ tổ chức TUC, Hội Lọc máu Nhật Bản.

Hiện trung tâm đã hoàn chỉnh hệ thống 20 máy chạy thận nhân tạo hiện đại, thuộc loại chất lượng hàng đầu chưa từng có tại Việt Nam, có công suất phục vụ cho khoảng 50 - 60 bệnh nhân/ngày. Trong kế hoạch, Trung tâm sẽ tăng thêm 20 máy trong thời gian tới.

Bác sĩ Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho biết Trung tâm được xây dựng dựa trên thiết kế do phía Nhật đề nghị, dưới sự giám sát của các chuyên gia ngành Lọc máu - Thận nhân tạo của Nhật Bản. Mặt khác, tất cả vật tư tiêu hao, thuốc dùng, quy trình chạy thận nhân tạo tại Trung tâm lọc máu Việt - Nhật đều sẽ tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Nhật Bản, nhằm đem lại những hiệu quả cao nhất trong liệu trình lọc máu, nhờ đó không những được kéo dài cuộc sống cho các bệnh nhân thận mãn tính mà chất lượng cuộc sống cũng sẽ dần được cải thiện và đạt được tiêu chuẩn như các nước phát triển khác. Bên cạnh đó, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã được Bộ Y tế trao quyền đào tạo liên tục về Thận học - Lọc máu nên Trung tâm Lọc máu Kỹ thuật cao bệnh viện Nguyễn Tri Phương là trung tâm duy nhất tại Việt Nam có đủ điều kiện để đào tạo, nâng cao tay nghề (được định hướng sẽ trở thành trung tâm đào tạo, huấn luyện mang tầm vóc quốc tế về sau này) cho các bác sĩ, điều dưỡng trong và ngoài thành phố.

DSC02684
Bác sĩ Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương phát biểu khai mạc.

Phát biểu tại Lễ khánh thành Trung tâm Lọc máu Kỹ thuật cao, Nguyên Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang chia sẻ: Chắc chắn rằng đây là niềm vui lớn của Sở Y tế TP.HCM , các ban ngành, các chuyên gia, đặc biệt là các bệnh nhân bị bệnh thận trong khu vực TP.HCM cũng như cả nước. Tôi mong rằng, với thành quả quan trọng này, các lãnh đạo TP.HCM cũng như Sở Y tế TP.HCM, bệnh viện Nguyễn Tri Phương sẽ phát huy vai trò quan trọng để giúp cho các tỉnh thành, đặc biệt là các tỉnh thành phía Nam sớm có những cơ sở lọc máu công nghệ cao này”.

DSC02776
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi, động viên bệnh nhân đang lọc máu tại Trung tâm lọc máu chất lượng cao Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

PGS.TS Phạm Văn Bùi, cố vấn chuyên môn Trung tâm Lọc máu Kỹ thuật cao Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chia sẻ: “Hiện trên thế giới tỷ lệ bệnh nhân được ghép thận rất ít do nguồn thận hiến tặng hiện vẫn rất khan hiếm, do đó phần đông bệnh nhân vẫn phải nhờ các kỹ thuật lọc máu; trong đó, chạy thận nhân tạo vẫn là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Các thế hệ máy chạy thận nhân tạo đang càng ngày càng được cải tiến để kéo dài tuổi thọ và chất lượng cuộc sống; người bệnh sau những giờ điều trị tại cơ sở vẫn có thể trở về làm việc và sinh hoạt bình thường. Với trung tâm lọc máu kỹ thuật cao này, tôi hy vọng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính không những được cải thiện mà đây sẽ còn là trung tâm nghiên cứu, đào tạo chuyên sâu về thận - lọc máu cho các bác sĩ điều dưỡng trong và ngoài thành phố”.

DSC02735

PGS.TS Phạm Văn Bùi (bên trái) đang giới thiệu công nghệ, kỹ thuật lọc máu theo tiêu chuẩn Nhật Bản cho các đại biểu tham dự.

Theo báo cáo trong Ngày Thận học quốc tế, 10/3/2016, tỷ lệ tử vong do bệnh thận mãn tính đã tăng 134% trong khoảng thời gian từ 1990 - 2013. Trên thế giới, cứ 57 trường hợp tử vong có 1 trường hợp do bệnh thận; cứ 10 người sẽ có 1 người bị bệnh thận mãn tính và tỷ lệ này có xu hướng gia tăng... đã tạo gánh nặng rất lớn đến kinh tế, an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống của người bệnh tại nhiều quốc gia.

Với bệnh thận, chức năng thận sẽ suy sụp ngày càng nặng hơn, điều trị chỉ có thể làm chậm tiến trình chứ không thể giúp hồi phục chức năng thận. Cho đến nay, chỉ có hai phương pháp duy nhất cho bệnh nhân thận mãn tính hay suy thận giai đoạn cuối là cấy ghép thận hoặc lọc máu.

Ước tính, Việt Nam hiện có ít nhất 90.000 bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối và mỗi năm có thêm 9.000 trường hợp được phát hiện, trong đó đa số người bệnh đang ở độ tuổi lao động từ 35-58 tuổi. Do điều kiện kinh tế và nguồn thận hiến tặng hiếm, lọc máu là lựa chọn của phần lớn bệnh nhân.

La Giang - Ánh Hoa

Ảnh: Anh Nguyễn

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.